Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh thường gặp phải của người Việt Nam, nhất là nhóm người có độ tuổi từ 30 – 50 tuổi là phổ biến. Trào ngược dạ dày thực quản nên làm gì để phòng tránh bệnh là điều cần quan tâm sâu rộng.
Vì các biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản gần giống với triệu chứng một số bệnh lí khác nên rất dễ nhầm lẫn. Kéo theo các biến chứng nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày thực quản ảnh hưởng sức khoẻ.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn và dịch dạ dày trong quá trình tiêu hóa bị đẩy ngược lên thực quản, thấy khó chịu kèm các triệu chứng từ có cả nặng lẫn nhẹ.
Bị trào ngược dạ dày thường gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như viêm đường hô hấp, barrett thực quản, hẹp thực quản, ung thư thực quản..
Tổng hợp những nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày thực quản
– Nguyên nhận bệnh lí về dạ dày, thực quản gây nên
– Nguyên nhận tác dụng phụ của việc sử dụng một số loại thuốc ( aspirin, glucagon, holecytokinin,ibuprofen,…)
– Nguyên nhận thói quen ăn uống không điều độ, stress và sử dụng nhiều các chất kích thích (cafein,rượu, bia…
Tổng hợp những triệu chứng sớm của bệnh bạn nên để ý như sau:
– Bị Ợ chua, ợ nóng ợ hơi..
– Bị đau tức ngực, khó thở mệt
– Cảm giác uồn nôn, miệng đắng, không muốn ăn…

Trường hợp diễn biến bệnh trào ngược dạ dày nặng có triệu chứng
– Bị viêm phổi, ho khan, có đờm
– Bị hen suyễn..
– Bị đau bụng, giảm cân nhanh…
Phương pháp chữa trào ngược dạ dày thực quản tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh bằng cách sau:
– Dùng thuốc uống
Theo bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc tăng cường chức năng co thắt thực quản, thuốc làm giảm axit dạ dày và kháng axit dạ dày, thuốc làm dạ dày mau trống,…
– Phẫu thuật
Nếu điều trị nội khoa không hiệu quả, các triệu chứng kéo dài dai dẳng có thể xem xét phẫu thuật đối tùy trường hợp.
Cần điều chỉnh về chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày giúp làm giảm triệu chứng đồng thời ngăn chặn tiến triển của bệnh, như:
Không sử dụng rượu bia, cà phê,không hút thuốc lá,đồ uống có gas…
Hạn chế tối đa các loại đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chua, có tính axit như nước cam,nước chanh,…
Chú ý không ăn quá no, nên chia nhiều thành nhiều bữa trong ngày thay đổi kiểu ăn ngàt 3 bữa đều đặn.
Tránh ăn tối quá muộn, không nằm trong 2 giờ sau khi ăn, không uống quá nhiều nước trong khi ăn sẽ không tốt.
Nên ngủ nằm đầu cao 15 cm so với chân hơn.
Cần giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì.
Bí quyết chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng cây thuốc nam hiệu quả

Không dùng thuốcTây y, bạn cũng có thể sử dụng cây thuốc nam điều trị tại nhà trong những trường hợp bệnh nhẹ, một số cây thuốc được sử dụng nhiều:
– Điều trị bằng cây thì là: Người bệnh có thể nhai 2 hạt thì là sau mỗi bữa cơm hoặc bạn cũng có thể sắc thì là với nước sôi và uống mỗi ngày 3 lần đều, thêm một chút chanh để dễ uống hơn.
– Điều trị bằng lá tía tô: Lá tía tô có chứa tanin và glucosid có tác dụng nhanh liền sẹo, se vết viêm loét và giảm tiết axit ở dạ dày nhanh, cách dùng có thể sắc lá tía tô với nước và uống hằng ngày.
– Điều trị bằng nha đam: Bạn cũng có thể rửa sạch, tách lấy phần thịt bên trong đem nghiền nát rồi khuấy đều cùng với mật ong, dung dịch này hòa với nước ấm để uống rất tốt.
– Điều trị bằng cam thảo: Bạn có thể pha trà cam thảo uống trước bữa ăn khoảng 30 phút mỗi ngày giúp giảm trào ngược dạ dày.
– Điểm mạnh: Những bài thuốc từ cây thảo dược khá an toàn và có thể điều trị tại nhà nhanh chóng hiệu quả nhất.
– Điểm yếu: Những bài thuốc này chỉ phù hợp với người bị trào ngược nhẹ, nếu sử dụng không đúng liều lượng sẽ gây tác hại, gây dị ứng phản tác dụng
Phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản đúng
Bệnh trào ngược dạ dày là căn bệnh phổ biến, nó có nhiều triệu chứng khác nhau và xuất phát từ những nguyên nhân gây bệnh riêng biết.
Cách chuẩn đoán bệnh các bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp khác nhau tùy thuộc vào đối tượng, mức độ bệnh.
Cách Nội soi dạ dày cách chẩn đoán bệnh phổ biến nhất
Những cách chẩn đoán trào ngược dạ dày như sau:
– Kiểm tra thể chất và thăm khám : Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân một số những câu hỏi về tình trạng sức khỏe nhằm mục đích xác định nguyên nhân và bệnh đang ở mức độ nào. Mọi câu hỏi này thường được đặt ra trước khi thăm khám điều trị diễn ra.
– Đo nồng độ axit: Phương pháp này sẽ sử dụng thiết bị dò axit Ambulatory để đo lượng axit trong dạ dày đang bị trào ngược và xem nồng độ axit tại dạ dày nhiều hay ít.
– Sử dụng nhân trắc học thực quản: Đây là phương pháp xét nghiệm trào ngược rất hữu ích nhằm xác định tình trạng bệnh hiệu quả.
– Cần chụp X-quang: Các bác sĩ sẽ cho người bệnh nuốt một loại chất lỏng phản quang Barium tác dụng bác sĩ biết được mức độ tổn thương dạ dày qua tấm phim chụp nhanh.
– Xác định độ pH thực quản: Thông thường những bệnh nhân có triệu chứng dai dẳng sẽ được chẩn đoán bằng phương pháp này xem ph. Đồng thời, cách chẩn đoán này cũng có thể được sử dụng để theo dõi kiểm soát trào ngược dạ dày với những bệnh nhân đã điều trị bệnh thời gian dài.
– Cần nội soi : Đây là phương pháp xét nghiệm chính được sử dụng để kiểm tra niêm mạc thực quản tác dụng giúp các bác sĩ nhìn nhận và đánh giá trực tiếp tình trạng trào ngược hiệu quả .