Chào bạn chúng ta lại gặp nhau trong bài viết này, đây là bài viết nằm trong chuyên mục những cây thuốc quanh khu vườn quanh gia đình, Thuốc Nam Triệu Hòa.vn xin chia sẻ về Cách bào chế bài thuốc trị bệnh từ sâm cau – cây xấu hổ – hoa nhài – Cây cỏ luồng bao gồm những thông tin hữu ích cho bạn để bạn có thể hiểu thêm về Cách bào chế bài thuốc trị bệnh từ sâm cau – cây xấu hổ – hoa nhài – Cây cỏ luồng.
Ngoài ra còn có những cách sử dụng tuyệt vời cho loại cây thuốc hay – kỳ diệu này.
Khi chúng ta có những kiến thức hữu ích và có có tính xác thực từ những đơn vị uy tín thì bạn có thể sử dụng những loại cây thuốc xung quanh nhà để hỗ trợ cho việc bảo vệ sức khỏe dễ dàng hơn.
Bởi vì đây tất cả là những cây thuốc bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm xung quanh khu vườn nhà mình.
Bình thường chúng ta luôn luôn thấy những cây này nhưng chúng ta không biết đây là một cây có thể hỗ trợ cho bạn về vấn đề sức khỏe rất tốt. Không để bạn đợi lâu, bây giờ mời bạn đọc tiếp bài viết để hiểu rõ về Cách bào chế bài thuốc trị bệnh từ sâm cau – cây xấu hổ – hoa nhài – Cây cỏ luồng.
Bài thuốc trị bệnh từ sâm cau
Chữa liệt dương, nam giới tinh lạnh, phụ nữ tử cung lạnh:
Chuẩn bị: 6g sâm cau, 8g ba kích, thục địa, hồ đào nhục, 4g hồi hương.
Thực hiện: Sắc uống dùng hằng ngày.
Chữa phong thấp, thần kinh suy nhược, lưng gối đau lạnh:
Chuẩn bị: 50g sâm cau, 150 ml rượu trắng.
Thực hiện: Ngâm dùng trong vòng 7 ngày, dùng mỗi ngày trước mỗi bữa chính.
Chữa tiêu chảy, hen suyễn:
Chuẩn bị: rễ cau cắt lát mỏng, nhỏ, phôi khô, sao vàng.
Thực hiện: Nấu 12 – 16g sâm cau với 250 ml nước, khi nước cạn còn 50ml thì dùng, uống trong ngày, trước mỗi bữa ăn.
Chữa đau nhức toàn thân, tê thấp:
Chuẩn bị: 20g rễ sâm cau, hy thiêm thảo (cỏ đĩ), hà thủ ô đỏ (chế đậu đen), 500ml rượu trắng.
Thực hiện: Xắt nhỏ dược liệu, ngâm với rượu trắng trong vòng 5 – 7 ngày (càng lâu càng tốt). Uống 2 lần/ngày, mỗi lần 30ml, dùng trước bữa ăn.
Chữa sốt huyết:
Chuẩn bị: cỏ mực 12g, sâm cau 20g (sao đen), chi tử 8g (sao đen), trắc bá diệp 10g (sao đen).
Thực hiện: Sắc uống dùng mỗi ngày.
Chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng:
Chuẩn bị: 20g sâm cau, 16g ba kích, hồ đào nhục (óc chó), phá cố chỉ, thục địa; 4g tiểu hồi hương.
Thực hiện: Đem các nguyên liệu trên sắc với 750ml nước, khi lượng nước cạn còn khoảng 250ml thì tắt bếp, chia thành 2 lần uống trong ngày, dùng trước mỗi bữa ăn.
Xem thêm: Một số bài thuốc hay từ cây ké đầu ngựa – lá cây khổ sâm – cây kim tiền thảo
Bài thuốc từ cây xấu hổ
Chữa viêm phế quản mạn tính
Cây xấu hổ 30g, rễ lá cẩm 16g sắc thành thuốc, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Điều trị đau ngang thắt lưng, nhức mỏi xương gân
Bài thuốc thứ nhất: Rễ xấu hổ phơi khô mang đi sao vàng, tẩm rượu rồi lại sao khô. Mỗi lần dùng khoảng 20 – 30g sắc thành nước uống trong ngày.
Bài thuốc thứ hai: Kết hợp 20 – 30g rễ xấu hổ sao vàng, tẩm rượu bên trên cùng với rễ cúc tần và bưởi bung, mỗi vị 20g, dây cam thảo và rễ đinh lăng, mỗi vị 10g sắc thành nước uống trong ngày.
Điều trị mất ngủ, suy nhược thần kinh
Bài thuốc thứ nhất: Dùng 15g xấu hổ sắc thành thuốc uống trong ngày.
Bài thuốc thứ hai: Kết hợp 15g xấu hổ với 15g cúc tần, chua me đất 30g sắc thành nước uống hằng ngày và mỗi buổi tối.
Điều trị viêm da dày, hoa mắt, đau đầu, mất ngủ
Dùng 10 – 15g rễ cây xấu hổ sắc với nước, uống trong ngày.
Điều trị Zona thần kinh
Dùng lá cây xấu hổ giã nát, đắp vào vùng da bị tổn thương để giảm đau.
Hỗ trợ làm mát gan
Dùng 40g cây xấu hổ phơi khô sắc thành nước uống hằng ngày.
Điều trị huyết áp cao
Dùng cây xấu hổ 6g, hà thủ ô, tăng ký sinh mỗi vị 8g, cùi bông sứ, câu đằng, đỗ trọng, lá vông nem, hạt muồng ngu, kiến cò mỗi vị 6g kết hợp với 4g địa long, sắc thành nước uống hàng ngày.
Ngoài ra, có thể mang vị thuốc trên tán thành bột, làm thành viên hoàn để uống hằng ngày.
Lưu ý khi sử dụng cây xấu hổ
Không dùng cây xấu hổ cho người suy nhược cơ thể và người thiên hàn. Đặc biệt, phụ nữ có thai không được sử dụng cây xấu hổ.
Không được dùng kết hợp cây xấu hổ với cây Mimosa.
Xem thêm: Cây khiếm thực là cây gì? Có giúp bạn điều trị bệnh sinh lý?
Chữa bệnh bằng hoa nhài
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Hoa nhài 10g, hoa hòe 10g, kim cúc 6g, hoa đại 6g. Sắc với ba bát nước còn một bát, chia uống hai lần trong ngày. Uống vào buổi sáng và tối sau bữa ăn. Mỗi liệu trình uống 10 ngày.
Nhức mỏi, đau đầu gối: Hoa nhài 50g, móng giò lợn 200g. Cách chế biến: Móng giò lợn rửa sạch, chặt khúc, ướp gia vị. Hoa nhài đã rửa sạch để ráo. Cho 3 bát nước đun sôi móng giò khoảng 30 phút, cho hoa nhài vào, nêm gia vị vừa đủ bắc ra ngay. Ăn khi canh còn nóng, có thể dùng làm canh ăn với cơm. Mỗi tuần nên ăn khoảng 3 – 5 lần.
Chữa mất ngủ: Hoa nhài 10g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 10g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần. Uống liên tục trong 7 ngày. Hoặc hoa nhài 6g, tâm sen 8g. Hoa nhài và tâm sen hãm với nước sôi uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục từ 7 – 10 ngày sẽ thấy kết quả rõ rệt.
Trị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy do ăn thức ăn sống lạnh: Hoa nhài 10g, vỏ quả lựu 10g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống trong 4 ngày. Hoặc hoa nhài 6g, chè xanh 10g, thảo quả 3g, vỏ dộp ổi 3g. Cách dùng: 4 thứ trên đem sắc với 600ml nước còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống sau các bữa ăn. Uống liên tục trong 3 ngày.
Giúp thanh nhiệt mùa hè, tăng cường sức đề kháng: Hoa nhài khô 1 thìa, cho hoa nhài vào bình trà, cho 300ml nước sôi để hãm, 5 phút sau trà có mùi thơm, uống được, người thích ngọt thì cho thêm mật ong hòa đều để nguội uống. Hoặc hoa nhài khô 6g sắc uống thay nước hàng ngày. Bài thuốc này có công dụng thanh thuần tỉnh não, khai khiếu giải phiền.
Xem thêm: Khương hoạt là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng
Cây cỏ luồng làm thuốc
Chữa lỵ trực khuẩn
Bài 1: Rễ và lá seo gà sao qua cho có mùi thơm 40 – 60g sắc với 100 – 150ml nước trong 30 phút, gạn lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 2: Seo gà 24g, chè tươi 100g đun với 150 ml nước trong 30 phút, gạn lấy nước, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
Bài 3: Seo gà 30g, vỏ sắn thuyền 12g, đậu đen rang cháy 20g. Sắc uống, chia 3 lần trong ngày.
Bài 4: Seo gà 20g, dây mơ lông 20g, rễ cỏ tranh 20g, rễ phèn đen 20g, gừng sống 3 lát. Sắc uống, chia 2 – 3 lần trong ngày, lúc đói (Nam dược thần hiệu).
Chữa lỵ cấp tính:
Bài 1: Rễ phèn đen 20g, dây mơ lông 20g, rễ seo gà 20g, rễ cỏ tranh 20g, gừng tươi 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Rễ phèn đen 20g, rễ seo gà 20g, vỏ rụt 10g. Tất cả sao đen. Sắc đặc, ngày uống 1 thang
Trị xuất huyết: Seo gà 60g, rễ cây ruối 60g. Sắc uống trong ngày.
Dùng ngoài:
Seo gà tươi giã đắp chữa viêm tuyến nước bọt, đinh nhọt, thấp chẩn.
Nước sắc đặc seo gà để rửa mụn trĩ.
Rễ và lá sao vàng thái nhỏ, đun trong dầu vừng, lọc bỏ rễ lá seo gà để lấy dầu thuốc để bôi chữa một số bệnh ngoài da ở trẻ em.
Seo gà còn dùng làm thuốc lợi tiểu, trị sốt rét. Nghiên cứu gần đây cho thấy: Cao seo gà điều chế bằng sắc với nước có tác dụng ức chế sự đột biến tế bào do hóa chất (acid picrolonic và benzopyren).
Như vậy bài viết trên đây thuốc nam Triệu Hòa đã chia sẻ với bạn những kiến thức cơ bản nhất và hữu ích nhất vềCách bào chế bài thuốc trị bệnh từ sâm cau – cây xấu hổ – hoa nhài – Cây cỏ luồng. Hi vọng góp phần giúp bạn có thêm những hiểu biết nhất định và sử dụng hợp lý những loại cây thuốc tuyệt vời này. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm thuốc nam Triệu Hòa tại đây.
Bài viết này được nhóm biên tập viên của Thuốc Nam triệu Hòa tham khảo từ những đơn vị uy tín, và theo như yêu cầu được ghi rõ có tham khảo Nguồn từ Bandantoc.vn.
Xem thêm: Những cách bào chế thuốc từ cây thầu dầu tía – chìa vôi – sa nhân tím