Công dụng làm đẹp chữa bệnh bằng lá tía tô – cây phèn đen – cây trâu cổ

Chào bạn chúng ta lại gặp nhau trong bài viết này, đây là bài viết nằm trong chuyên mục những cây thuốc quanh khu vườn quanh gia đình, Thuốc Nam Triệu Hòa.vn xin chia sẻ về Công dụng làm đẹp chữa bệnh bằng lá tía tô – cây phèn đen – cây trâu cổ bao gồm những thông tin hữu ích cho bạn để bạn có thể hiểu thêm về Công dụng làm đẹp chữa bệnh bằng lá tía tô – cây phèn đen – cây trâu cổ.

Ngoài ra còn có những cách sử dụng tuyệt vời cho loại cây thuốc hay – kỳ diệu này.

Khi chúng ta có những kiến thức hữu ích và có có tính xác thực từ những đơn vị uy tín thì bạn có thể sử dụng những loại cây thuốc xung quanh nhà để hỗ trợ cho việc bảo vệ sức khỏe dễ dàng hơn.

Bởi vì đây tất cả là những cây thuốc bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm xung quanh khu vườn nhà mình.

Bình thường chúng ta luôn luôn thấy những cây này nhưng chúng ta không biết đây là một cây có thể hỗ trợ cho bạn về vấn đề sức khỏe rất tốt. Không để bạn đợi lâu, bây giờ mời bạn đọc tiếp bài viết để hiểu rõ về Công dụng làm đẹp chữa bệnh bằng lá tía tô – cây phèn đen – cây trâu cổ.

Trị nám bằng lá tía tô

>Lá tía tô được dùng như 1 phương pháp chữa trị vùng da bị nám một cách đơn giản mà hiệu quả.

Lá tía tô được dùng như 1 phương pháp chữa trị vùng da bị nám một cách đơn giản mà hiệu quả.

Trong lá tía tô có chứa một số thành phần dưỡng chất rất tốt cho da, giúp dưỡng trắng và xóa mờ vết nám trên da. Đó chính là các loại vitamin A, C và khoáng vi lượng như canxi, sắt, photphos, kẽm và một số tinh dầu khác. Những dưỡng chất này có khả năng loại bỏ tế bào da chết, làm mờ nám da, giảm sự tích tụ melanin dưới da để đẩy lùi vết nám, tàn nhang, sạm da.

Các phương pháp trị nám da bằng lá tía tô được rất nhiều người yêu thích bởi tính đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp và hiệu quả cao của nó. Để sử dụng lá tía tô trị nám, bạn có thể thực hiện theo một số công thức dưới đây.

Xem thêm: Bấc Đèn là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng

Mặt nạ lá tía tô

Lấy một nắm lá tía tô rửa sạch, để ráo nước. Tiếp đến, bạn giã nát hoặc xay mịn lá tía tô và lấy hỗn hợp vừa xay, giã đắp lên vùng da bị nám trong khoảng 15 phút. Sau đó, bạn chỉ cần rửa sạch lại với nước.

Thực hiện đắp mặt nạ tía tô đều đặn từ 2-3 lần/ tuần, nám da sẽ được cải thiện đáng kể.

Lá tía tô kết hợp với chanh tươi

Rửa sạch lá tía tô với nước muối pha loãng rồi rửa lại với nước sạch. Xay hoặc giã nhuyễn lá tía tô. Vắt lấy 2 thìa nước cốt chanh tươi và trộn với phần lá tía tô đã xay nhuyễn. Rửa sạch da mặt với nước ấm. Đắp hỗn hợp vừa trộn lên da mặt, nhất là vùng da bị nám. Để nguyên lớp mặt nạ trong 10 phút rồi rửa lại với nước ấm. Rửa lại với nước lạnh để se khít lỗ chân lông. Thực hiện lặp lại mỗi tuần 2 – 3 lần.

Xem thêm:  Cây Tỳ Bà là cây gì? Đặc điểm như thế nào? Cách dùng trong việc hỗ trợ sức khỏe

Lá tía tô kết hợp với mật ong

Rửa sạch da mặt với nước ấm. Thực hiện đắp mặt nạ lá tía tô tương tự như cách làm trên. Sau 15 phút, rửa sạch da mặt với nước ấm và dùng khăn mềm để lau khô mặt. Bôi đều mật ong nguyên chất lên da mặt, nhất là tại vùng da bị nám. Thư giãn trong 10 phút, sau đó rửa lại da mặt với nước sạch. Thực hiện đều đặn hàng tuần để có được làn da sáng mịn, trắng hồng.

Sinh tố lá tía tô

Lấy 1 nắm lá tía tô, rửa sạch bằng nước muối rồi rửa lại với nước sạch. Sau đó cho vào máy xay sinh tố, thêm 1 ít nước lọc xay nhuyễn. Dùng miếng vải lọc mà bạn đã chuẩn bị rồi lọc tía tô đã xay nhuyễn để lấy nước cốt uống (có thể cho thêm một chút đường vào để dễ uống hơn).

Mỗi ngày chỉ cần uống 1 ly sinh tố độc đáo này, sau một thời gian kiên trì sử dụng bạn sẽ thấy sự khác biệt.

Trà tía tô

Lá tía tô rửa sạch bằng nước muối rồi rửa lại với nước thường, sau đó để ráo. Cho lá tía tô ra phơi khô hoặc sao khô. Bảo quản trong túi nilon hoặc hộp kín để dùng dần.

Mỗi lần pha trà tía tô, bạn lấy lượng vừa đủ lá tía tô khô, rửa sạch rồi cho vào nồi nước, đun sôi trong 5 phút là được. Bạn có thể uống trà tía tô này nhiều trong ngày, nước trà tía tô có vị thơm rất dễ chịu nên rất dễ uống.

Xem thêm: An Tức Hương có đặc điểm gì dễ nhận ra? Tác dụng trong làm thuốc của cây?

Lá tía tô xông mặt cùng với chanh tươi và sả

Chuẩn bị khoảng 5g tía tô (dùng toàn cây), 1 quả chanh, 6-7 cây sả hoặc 1-2 giọt tinh dầu sả. Rửa sạch các nguyên liệu, đập dập sả, chanh thái lát mỏng. Cho các nguyên liệu vào một chiếc nồi to, thêm 1 lít nước sau đó đặt lên bếp đun sôi khoảng 45 phút. Sau khi đun sôi 45 phút ta đổ nước ra một cái bát to, ghé mặt lại gần bát dùng một cái khăn to để trùm kín cho hơi không bị thoát ra ngoài. Tiến hành xông khoảng 20 phút để lỗ chân lông giãn nở và các dưỡng chất thẩm thấu vào da giúp xóa mờ tàn nhang, sau đó thấm khô da. Rửa mặt lại với nước lạnh để se khít lỗ chân lông.

Lưu ý: Phương pháp này dễ gây bỏng, nên trong lúc xông hơi cần chú ý. Nên thực hiện 1 lần/1 tuần, không nên lạm dụng nhiều vì có thể gây khô da đối với những người có làn da khô../.

Vị thuốc quý từ cây phèn đen

Phèn đen được xem là một trong những vị thuốc vô cùng quý giá trong dân gian từ xưa đến nay.

Chữa bệnh thuỷ đậu: Hái một nắm phèn đen (toàn bộ thân, lá và rễ cây), rửa sạch và phơi cho ráo nước. Cho vào ấm đun cùng 300ml nước với lửa vừa cho đến khi cô đặc lại chỉ còn khoảng 1 chén nhỏ. Hoà tan ½ thìa cafe muối trắng vào nước thuốc. Dùng nước thuốc thu được cho trẻ uống một chén nhỏ, còn lại dùng bông tăm chấm thuốc lên các nốt thuỷ đậu trên da. Dùng thuốc nhiều ngày cho đến khi bệnh thuỷ đậu khỏi hẳn thì ngưng.

Xem thêm:  Khương hoạt là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng

Chữa thận hư: Dùng cây phèn đen, cây muối, cây quýt gai, cây nổ mỗi loại 20g. Lấy 1.5 lít nước sắc cùng thuốc đến khi còn lại một nửa thì chia thành nhiều phần và uống hết trong ngày.

Trị kiết lỵ: Dùng lá phèn đen tươi giã nát, thêm nước, lọc. Dùng mạch nha, ý dĩ, cam thảo đất đã phơi khô, đem tán bột, mỗi thứ đều nhau, độ 1/2 thìa cà phê, uống với nước phèn đen.

Chữa đại tiện phân lỏng do nhiệt: Phèn đen ngọn có lá 40g, đậu đen sao vàng 40g. Cho vào nồi đổ 800ml nước đun sôi kỹ còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống liền 3-5 ngày.

Hỗ trợ chữa trĩ: Lá phèn đen 1 nắm, lá trắc bách diệp 1 nắm, lá huyết dụ 5 lá. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Cho vào ấm, đổ 800ml nước, sắc đặc còn 200ml nước. Uống ngày 150ml, còn lại đổ thêm nước đun kỹ dùng để rửa ngâm trĩ ngày 1 – 2 lần. Mỗi liệu trình từ 5-10 ngày.

Trị gai cột sống: Lấy Phèn đen khô 30g, lá lốt 30g, lá bưởi bung 20g, cỏ xước 20g và rễ gấc 10g. Rửa sạch tất cả các hỗn hợp trến sau đó để ráo nước. Lấy những nguyên liệu tươi như bưởi bung, lá lốt, cỏ xước và rễ gấc đem đi sao khô. Sau khi sơ chế xong đem tất cả hỗn hợp ở trên vào ấm sắc và đổ khoảng 1,5 – 2 lít nước vào đun trong khoảng thời gian 2 tiếng rồi tắt bếp để nguội. Nên uống thuốc 3 lần mỗi ngày và sau mỗi bữa chính khoảng 30 phút để hiệu quả đem lại là tốt nhất.

Chữa bị sưng đau do ngã va đập: Lấy 30g lá phèn đen giã nát đắp vào vùng bị tổn thương trong vòng 30 phút. Làm 3 ngày liền đến khi hết sưng đau.

Chữa bệnh xương khớp: Chuẩn bị 30g dược liệu phèn đen khô (dùng toàn bộ cây), 30g lá lốt, 20g lá bưởi bung, 20g rễ cây gấc, 20g cỏ xước. Trừ phèn đen, tất cả nguyên liệu tươi còn lại đem rửa sạch, sao vàng. Cho tất cả vị thuốc vào ấm đun với 2 lít nước trong 2 tiếng. Mỗi ngày uống hết một thang thuốc trên, chia thành 3 phần và uống sau khi ăn no 30 phút.

Trị mụn nhọt, thanh lọc, đào thải độc tố: Dùng lá phèn đen và lá bèo ván rửa sạch, giã nát rồi đắp lên da nhiều lần sẽ khỏi. Để thải độc, giải độc rượu bia, giải độc tố tích tụ trong gan, thận, độc tố từ thực phẩm có thể dùng uống nước cây phèn đen mỗi ngày.

Lưu ý:

Cây phèn đen là một cây thuốc nam có chứa một số loại thuốc kháng sinh có tác dụng đẩy các loại độc tố ra khỏi cơ thể. Chính vì thế, lá cây phèn đen tươi giã nát có công dụng hút máu độc do rắn độc cắn rất hiệu quả. Do đặc tính độc của cây phèn đen còn mạnh hơn cả nọc độc rắn, mới có thể hút độc ra ngoài cơ thể, ngăn không cho độc lan khắp cơ thể, có thể kéo dài thời gian sống của bệnh nhân và trong thời gian đó hãy di chuyển người bệnh đến các cơ sở y tế.

Xem thêm:  Một số bài thuốc hay từ cây ké đầu ngựa - lá cây khổ sâm - cây kim tiền thảo

Do cây phèn đen có độc tính mạnh nên nếu dùng không đúng cách, đúng liều lượng cây phèn đen cũng có thể gây hại đến sức khỏe và tính mạng nên điều này cần đặc biệt chú ý./.

Xem thêm: Cây Dong Riềng Đỏ có đặc điểm gì dễ nhận ra? Tác dụng trong làm thuốc của cây?

Tác dụng chữa bệnh của cây trâu cổ

Cây trâu cổ thường sinh trưởng trên các vách đá ở khắp các vùng núi phía bắc của nước ta. Ảnh minh họa

Chữa sưng vú, tắc tia sữa: Dùng 40g quả trâu cổ, bồ công anh, lá mua mỗi vị 15g, sắc uống. Kết hợp đắp thuốc ngoài: Lá bồ công anh giã nhỏ chế với dấm, chưng nóng rồi đắp.

Chữa ít sữa sau khi đẻ: Lấy 7 quả trâu cổ chín, hầm với 1 chân giò lợn, ăn và uống hết trong ngày.

Chữa u xơ: Lấy 8-16g thân và lá đã phơi khô của cây trâu cổ, sắc lấy nước hoặc nấu thành cao uống hàng ngày. Kiên trì sử dụng sẽ có thể thu hẹp các khối u xơ.

Chữa đau xương đau người: Cao đặc quả trâu cổ, ngày uống 5-10g (chế cao đặc: thái nhỏ quả trâu cổ, nấu 2 lần với nước, lọc bỏ bã, cô thành cao đặc)

Chữa quáng gà: Lấy 5 quả trâu cổ, gan lợn 20g, nấu canh ăn hàng ngày đến khi hết bệnh.

Chữa đau xương, đau người: Cành lá trâu cổ cắt nhỏ, nấu với nước 2 lần, lọc bỏ bã, cô thành cao đặc. Ngày uống 5-10g.

Chữa dương ủy, di tinh: Quả trâu cổ sao khô 12g, dây sàn sạt 12g, sắc nước uống hàng ngày.

Chữa liệt dương, di tinh, tim loạn nhịp: Quả trâu cổ sao khô, bạch khiên ngưu sao khô (lượng bằng nhau) làm thành bột mịn, trộn đều, đựng trong lọ khô sạch có nút kín. Ngày uống 3 lần mỗi lần 6g , chiêu với nước cơm.

Chữa thoát vị bẹn: Cành lá trâu cổ sao khô 40g, rễ mộc thông 3 lá 60g. Sắc lấy 2 bát thuốc, cho 1 quả trứng gà vào đun chín, chia làm 2 lần uống trong ngày .

Chữa thấp khớp mãn tính: Cành lá trâu cổ, thổ phục linh, rễ cỏ xước, rễ tầm xuân mỗi thứ 20g, dây rung rúc 12g, thiên niên kiện, rễ gấc, lá lốt, dây đau xương, Cành dâu; mỗi thứ 10g. Tất cả thái nhỏ, sao khô, sắc lấy 100ml cao lỏng, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chữa đái buốt, đái rắt, đái ra máu: Cành lá trâu cổ 30g, rễ cỏ tranh 30g, mã đề 20g, sắc nước uống.

Chữa suy nhược sau ốm: Cành lá trâu cổ 80g hầm với 300g xương lợn, ăn hàng ngày.

Chữa trẻ em gầy còm: Dùng 60g cành trâu cổ hầm với thịt gà ăn hàng ngày.

Lưu ý:

Phụ nữ có thai nên thận trọng khi dùng.

Người bị bệnh thất huyết, bệnh băng lậu không nên dùng./.

Như vậy bài viết trên đây thuốc nam Triệu Hòa đã chia sẻ với bạn những kiến thức cơ bản nhất và hữu ích nhất vềCông dụng làm đẹp chữa bệnh bằng lá tía tô – cây phèn đen – cây trâu cổ. Hi vọng góp phần giúp bạn có thêm những hiểu biết nhất định và sử dụng hợp lý những loại cây thuốc tuyệt vời này. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm thuốc nam Triệu Hòa tại đây.

Bài viết này được nhóm biên tập viên của Thuốc Nam triệu Hòa tham khảo từ những đơn vị uy tín, và theo như yêu cầu được ghi rõ có tham khảo Nguồn từ Bandantoc.vn.

Xem thêm: Bồ Công Anh là cây gì? Đặc điểm nhận dạng ra sao? Tác dụng với sức khỏe?

Bạn vừa đọc xong bài viết: Công dụng làm đẹp chữa bệnh bằng lá tía tô – cây phèn đen – cây trâu cổ

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website ThuocNamTrieuHoa.vn là nơi trưng bài các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả của Lương Y Triệu Thị Hòa . Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với hotline của chúng tôi ở góc màn hình.

Lương Y Triệu Thị Hòa là ai?

Triệu Thị Bích Hòa thành lập Hội Đông Y xã Ba Vì - 30 Tháng 6 năm 1996 dưới sự đồng ý của Hội Đông Y Tỉnh Hà Tây (khi đó tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào thành phố Hà Nội). Sau này được Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội công nhận Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao.

Lương Y Triệu Thị Hòa đặt nền móng cho cả Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao Ba Vì hiện nay nói riêng và Dân Tộc Dao nói chung. Trên các mạng xã hội thậm chí các báo chính thống lớn tự đặt biệt danh cho Lương Y Triệu Thị Hòa là "Bà Trùm Đông Y". Xem thêm về Lương Y Triệu Thị Hòa.

Lương Y Triệu Thị Hòa đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cây Thuốc Người Dao Ba Vì"

Bìa sách Cây Thuốc Người Dao Ba Vì

Cuốn sách được tin tưởng và tài trợ bởi những quỹ uy tín bậc nhất thế giới Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.

Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ, in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012

Với hơn 507 cây thuốc quý hiếm được thống kê, hiệu đính về mặt chuyên môn của những chuyên gia đầu ngành dược Việt Nam, cũng chia sẻ những bài thuốc hay cho cộng đồng.

Lưu Ý: Lương Y Triệu Thị Hòa Nay Đã Ngoài 75 Tuổi Nên Không Thể Thường Xuyên Trực Tiếp Tư Vấn Cho Quý Khách Được, Mong Quý Khách Hàng Kính Mến Hết Sức Thông Cảm, Trí Tuệ Con Người Có Thể Để Lại Những Di Sản Vượt Xa Không Gian Thời Gian Nhưng Cơ Thể Vật Lý Không Thể Vượt Qua Giới Hạn Bất Biến Của Quy Luật Tuổi Tác, Tất Cả Các Sản Phẩm Tại ThuocNamTrieuHoa.vn Cam Kết 100% Sản Phẩm Chất Lượng Từ Lương Y và Được Tư Vấn Tận Tình Từ Dược Sĩ Đã Xác Minh Đủ Chuyên Môn Để Phục Vụ, Quý Khách Hàng Hoàn Toàn Có Thể Yên Tâm, Tại Đây Tuyệt Đối Không Có Dược Sĩ Giả, Sản Phẩm Giả.

Giao Hàng Tại Nhà Toàn Quốc Phục Vụ Quý Khách Kính Mến - Hãy Liên Hệ Hotline Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Thuốc Nam Triệu Hòa.vn Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Bằng Thảo Dược Quý Hiếm Từ Tản Viên Sơn Thánh

CHAT ZALO
HN: 0981.025.987