Cây Thảo Linh Chi là cây gì? Tác dụng đặc điểm và cách trồng thế nào?

Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Cây Thảo Linh Chi, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.

Bài viết Cây Thảo Linh Chi được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.

Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây

Cây Thảo Linh Chi từ lâu đã nổi tiếng với nhiều tác dụng trị bệnh như chữa mất ngủ, suy nhược cơ thể, điều trị tiểu đường, cao huyết áp, ngăn ngừa ung thư… Cùng khám phá cách sử dụng dược liệu quý này để mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe của bạn.

  • Tên gọi khác: Linh chi thảo, tiên thảo, nấm linh chi, nấm thần linh, vạn niên nhung, trường sinh thảo
  • Tên gọi trong khoa học: Ganoderma lucidum
  • Thuộc họ: Nấm lim ( tiếng Anh: Ganodermataceae)

Thảo linh chi là cây gì?

Cây thảo linh chi là một loại nấm quý hiếm, thường mọc trong rừng sâu. Thời xưa, thảo dược này thường được cung tiến cho các bậc vua chúa hay các vị quan nại sử dụng. Trong dân gian, cây thảo linh chi thường được gọi với các tên phổ biến là linh chi thảo hay nấm linh chi.

Cây Thảo Linh Chi - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 6
Tổng quan về Cây Thảo Linh Chi

Cây thân gỗ, sống một năm hoặc lâu năm. Thân ngắn, hình trụ, không đều, bên ngoài nhẵn cứng, phía trên có mũ nấm với nhiều hình dạng khác nhau như hình tròn méo, hình quả thận, hình sừng hươu. Mặt trên nhăn nheo.

Khi mới phát triển, cây thảo linh chi có màu trắng sữa. Sau lớn dần và già đi thì biến đổi sang nhiều màu sắc khác nhau như: Linh chi màu tím ( tử chi ), vàng ( hoàng chi ), đen (hắc chi), đỏ (hồng chi), trắng ( bạch chi ), xanh (thanh chi ). Trong đó, loại thảo linh chi màu đỏ là được sử dụng phổ biến hơn cả do có giá trị dược liệu vượt trội và nhiều công dụng quý cho sức khỏe.

Cây phân bố ở đâu?

Trước đây, linh chi thảo chủ yếu mọc hoang trên các vùng đất đá sỏi sạn hoặc trên các thân cây gỗ mục ở trong rừng sâu, ẩm mát, độ cao dưới 1500m so với mực nước biển. Năm 1971, các nhà khoa học Nhật Bản đã nhân giống thành công và đến nay, loại nấm này đã được trồng với diện tích lớn ở nhiều quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan …

Ở nước ta, thảo linh chi được tìm thấy ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Bao gồm các tỉnh như Sa Pa, Yên Bái, Tam Đảo, Thanh Hóa, Hương Sơn ( Hà Tĩnh ), Lâm Đồng. Ngoài ra, cây còn phát triển tự nhiên ở một số khu rừng như rừng Tiên Phước, vườn quốc gia Bến En.

Bộ phận sử dụng chủ yếu

Có thể dùng mũ và thân (cuống ) của cây thảo linh chi làm thuốc chữa bệnh

Thu hái – sơ chế

Cây thảo linh chi được thu hoạch bất kì thời điểm nào trong năm. Những cây nấm trưởng thành, đạt chuẩn sẽ được nhổ toàn cây đem về, cắt bỏ phần rễ, rửa sạch. Dùng liền ở dạng tươi hoặc thái mỏng, phơi khô tích trữ dùng dần.

Cách bảo quản thảo linh chi

Cây Thảo Linh Chi - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 7
Cách bảo quản thảo linh chi

 

Việc bảo quản thảo linh chi đúng cách sẽ giúp đảm bảo giữ được chất lượng và hiệu quả tốt nhất cho dược liệu. Bạn có thể lưu trữ thảo dược này theo những cách sau:

  • Cách bảo quản thế nào? dược liệu tươi: Ngâm nấm tươi với rượu và để trong ngăn mát tủ lạnh. Các này giúp lưu trữ được dược liệu rất lâu.
  • Cách bảo quản thế nào? thảo linh chi khô: Phơi hoặc sấy cho thật khô, đóng vào túi ni lông, hút chân không để nơi thoáng khí, mát mẻ. Với cách này thời gian lưu trữ dược liệu có thể lên đến 2 năm mà không lo ngại bị ẩm mốc, mối mọt hay biến chất nấm.
  • Cách bảo quản thế nào? thảo linh chi dạng bột: Dược liệu sau khi tán thành bột mịn thì nên cho vào trong hũ kín, để nơi khô ráo, không có độ ẩm hoặc ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Sau mỗi lần sử dụng nên vặn nắp kín lại. Tốt nhất chỉ nên tán bột lượng đủ dùng, xài hết rồi mới làm tiếp.
  • Nếu thu hái được nấm trong những ngày mưa: Nên rải cây thảo linh chi vào nơi thoáng gió. Bật quạt công nghiệp thổi liên tục và trở mặt nấm sau mỗi nửa ngày để nấm khô đều, không bị ẩm mốc. Chờ khi có nắng thì đem ra phơi.

Xem thêm: Ngọc trúc là cây gì? Đặc điểm như thế nào? Tác dụng ra sao trong điều trị bệnh?

Các thành phần hóa học của cây

Các thành phần quan trọng của cây thảo linh chi bao gồm:

  • Axit ganoderic
  • Gecmani
  • Triterpenes
  • Ganoderma
  • Vitamin B, C
  • 110 loại axit amin
  • Các khoáng chất: Cu, Zn, Kali, Fe, selenium…
  • Ganoderans
  • Chất xơ
  •  Ergosterol
  • Ergosteroids
  • Protein
  •  Chất béo
  • Adenosine
  • Alkaloid …và nhiều hoạt chất hữu cơ khác

Vị thuốc thảo linh chi

Tính vị thế nào?

Linh chi thảo vị đắng, tính hàn

Quy kinh

4 kinh gồm: Kinh Phế, kinh Tâm, kinh Can, kinh Thận

Tác dụng ra sao? dược lý

Theo Đông y, thảo linh chi có tác dụng ích tâm, lợi khí, bổ tỳ phế, an thần, mạnh gân cốt, lợi tinh, tăng cường thị lực, làm sáng mắt, chống mệt mỏi, cải thiện vị giác, giúp đầu óc minh mẫn, sảng khoái.

Cây Thảo Linh Chi - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 8
Vị thuốc thảo linh chi

Nghiên cứu hiện đại cũng ghi nhận nhiều tác dụng của cây thảo linh chi như sau:

  • Chống khối u: Thảo linh chi chứa chất triterpenes giúp ức chế và tiêu diệt khối u ác tính, ngăn ngừa ung thư, cải thiện hệ miễn dịch.
  • Tác dụng ra sao? đối với sinh lý nam: Sử dụng dược liệu có tác dụng ổn định chức năng sinh dục bằng cách ức chế hoạt động của enzym chuyển đổi hormone sinh dục nam testosterol.
  • Làm loãng máu, giảm huyết áp: Hoạt chất Ganoderma, adenosine và alkaloid trong nấm có khả năng làm loãng máu, kích thích mạch máu giãn nở. Điều này có lợi cho những bệnh nhân mắc chứng cao huyết áp.
  • Đối với gan: Thảo linh chi giúp cải hiện chức năng hoạt động của gan, hỗ trợ điều trị viêm gan nhờ chứa hàm lượng axit ganoderic dồi dào.
  • Kháng khuẩn, sát trùng: Chất ganoderma trong dược liệu đã được chứng minh là có tác dụng rõ rệt trong việc ức chế một số tác nhân gây bệnh như virus cúm, HSV -1, vi khuẩn gây viêm miệng…
  • Đối với hệ thần kinh: Linh chi thảo có tác dụng làm thư giãn các dây thần kinh, giảm stress, tăng tuần hoàn máu não, chống suy nhược thần kinh.
  • Giảm đường huyết: Thảo linh chi cung cấp polysacchanride kích thích tái tạo tế bào ở tuyến tụy, tăng khả năng sản xuất insulin giúp điều tiết đường huyết trong máu, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
  • Đối với hệ tiêu hóa: Dược liệu giúp kích thích tiêu hóa, kích thích vị giác, giúp ăn uống ngon miệng.
Xem thêm:  Chè Xanh có đặc điểm và tác dụng như thế nào với sức khỏe con người

YouTube video

 

Xem thêm: Bạch Cập là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng

Cây linh chi thảo trị bệnh gì?

Dược liệu được chủ trị trong các chứng:

  • Kém ăn
  • Suy nhược cơ thể
  • Suy nhược thần kinh
  • Mất ngủ
  • Cao huyết áp
  • Viêm phế quản
  • Ho hen
  • Viêm dạ dày
  • Ung thư vú
  • Tiểu đường
  • Xơ vữa động mạch…

Liều lượng

Liều dùng thảo linh chi được quy định theo từng bệnh, đối tượng và mục đích sử dụng. Khi dùng dược liệu người bệnh nên đi khám để được thầy thuốc kê đơn thích hợp

Cách sử dụng linh chi thảo

  • Hãm trà hoặc sắc uống độc vị hay phối hợp cùng các thảo dược khác
  • Ngâm rượu
  • Điều chế thành cao
  • Sử dụng trong chế biến món ăn

Độc tính như thế nào

Dược liệu thảo linh chi không có độc

Bài thuốc chữa bệnh sử dụng cây thảo linh chi

Cây Thảo Linh Chi - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 9
Bài thuốc chữa bệnh sử dụng cây thảo linh chi

1. Bài thuốc chữa tăng huyết áp, đột quỵ, mạch máu xơ cứng, đau thắt ở ngực

  • Thành phần: 9g linh chi thảo, xương bồ (thạch xương bồ ) và đậu ký sinh ( hạt dây tơ hồng ) mỗi vị 6g; bạch thược, cây xương sống chó, mộc miên, cây cơm nếp mỗi vị 12g.
  • Cách dùng: Sắc thuốc lấy 3 bát nước đậm đặc chia đều, uống các bữa ăn sáng, trưa, tối.

2. Bài thuốc kích thích lưu thông máu, bổ khí

  • Thành phần: Cây thảo linh chi 60g, huyết căn 90g, nhân sâm 30g. Tất cả dùng dạng khô
  • Cách dùng thuốc: Đem cả 3 vị tán bột mịn, trộn lẫn với nhau cho đều. Mỗi lần lấy 3g bột thuốc pha với nước nóng ( có thể thay thế bằng sữa hay nước cơm ), uống đều đặn ngày 2 lần.

3. Bài thuốc thông huyết, bổ khí trong các trường hợp bị đau tim

  • Thành phần: Sâm Mỹ và tam thất mỗi vị 30g, linh chi thảo 60g, tử đan sâm 45g.
  • Cách sử dụng: Phơi khô các vị thuốc đã chuẩn bị rồi đem tán bột nhỏ. Uống chung với nước ấm.

4. Bài thuốc điều trị bệnh ung bướu, giảm đau

  • Thành phần: Cây thảo linh chi, sâm Hoa Kỳ, thạch hộc, chính hoài, nấm mèo trắng, nấm đông cô mỗi vị 30g.
  • Cách dùng thuốc: Tất cả cho vào cối giã thành bột mịn. Khi sử dụng lấy 3g pha với 1 ly nước nóng uống. Áp dụng bài thuốc này mỗi ngày 2 lần.

5. Bài thuốc điều trị bệnh ho hen, bệnh viêm phế quản

  • Cách 1: Dược liệu khô tán thành bột mịn. Cho vào hũ rồi đậy kín nắp lại để dùng trong nhiều lần cho tiện. Mỗi lần lấy 2g pha với nước ấm uống. Tần suất dùng thuốc 2 – 3 lần trong ngày tùy theo mức độ bệnh của từng cá nhân.
  • Cách 2: Dùng cây thảo linh chi số lượng lớn sắc nhiều giờ đồng hồ liên tục để cô đặc thuốc thành một dạng cao lỏng. Mỗi ngày uống 9ml chia làm 3 lần.
  • Cách 3: Thảo linh chi và hoa huệ tây mỗi vị 10g, quất bì ( vỏ quít ) 8g. Đun sôi kỹ gạn uống vài lần cho hết. Mỗi ngày nấu uống 1 thang.

6. Bài thuốc chữa viêm gan

  • Thành phần: 10g thảo linh chi, 15g bạch lạp thụ tử, 9g kê nội kim ( màng mề gà)
  • Cách dùng thuốc: Các vị trên gộp lại đem sắc mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 phần uống trong ngày vào mỗi buổi sáng và buổi chiều sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm gan.

Xem thêm: Cỏ Gà là cây gì? Tác dụng làm thuốc được không? Đặc điểm như thế nào?

7. Bài thuốc chữa thần kinh suy nhược

  • Thành phần: 100g linh chi thảo, rượu trắng nguyên chất loại cao độ
  • Cách dùng thuốc: Dược liệu đem thái nhỏ, bỏ vào bình thủy tinh có kích thước vừa đủ. Sau đó đổ rượu trắng ngập mặt nấm ngâm trong 1 tuần. Mỗi ngày uống 30 – 40ml chia làm 2 lần. Phụ nữ không uống được rượu có thể pha loãng với một ít nước để giảm độ cồn trong rượu.

8. Bài thuốc chữa đau dạ dày

  • Cách 1: Dùng 2 – 3 g thảo linh chi ở dạng bột hoặc thái lát mỏng. Khi sử dụng, hãm với nước sôi ủ khoảng 20 phút là có thể rót uống dần để điều trị đau dạ dày.
  • Cách 2: Chuẩn bị 50g linh chi thảo, 20g mật ong và 1 lít rượu trắng trên 40 độ. Thái mỏng nấm rồi cho vào bình cùng với mật ong và rượu. Ngâm thuốc trong ít nhất 15 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 ly nhỏ khoảng 20ml.

9. Bài thuốc điều trị bệnh suy nhược cơ thể

  • Thành phần: 100g linh chi thảo, 500ml rượu nếp trắng
  • Cách dùng thuốc: Ngâm nấm linh chi thảo với rượu trong 7 ngày. Mỗi ngày uống 40ml chia làm 2 lần.
Xem thêm:  Cây Dướng Có tác dụng gì với sức khỏe? Đặc điểm cây thế nào?

10. Bài thuốc chữa mụn nhọt ngoài da

  • Thành phần: Cây thảo linh chi, nhọ nồi và rau má mỗi vị 150g, cây cau trời (diệp hạ châu) 50g, rau đắng đất và cây diếp trời mỗi vị 30g.
  • Cách dùng thuốc: Khử thổ thuốc rồi cho vào ấm sắc kỹ cùng 1,5 lít nước. Nấu trong khoảng 30 phút, gạn lấy 500ml nước trong ấm ra. Tiếp tục đổ thêm 1 lít nước vào ấm sắc lấy 500ml thuốc nữa. Trộn cả 2 nước sắc chung với nhau chia uống 3 lần mỗi ngày để nốt nhọt tiêu dần và biến mất mà không để lại sẹo.

11. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư vú

  • Thành phần: Linh chi thảo cây vàng ( linh chi vương ), linh chi thảo cây hồng ( nấm hồng chi ), rễ hậu phác nam, xạ đen rừng mỗi loại một ít lượng bằng nhau.
  • Cách dùng thuốc: Đun sôi 1 lít nước rồi cho tất cả dược liệu đã chuẩn bị vào sắc trên lửa nhỏ trong 60 phút. Gạn uống 2 hoặc 3 lần trong ngày có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, cải thiện sức khỏe và hệ miễn dịch cho người bệnh. Kiên trì sử dụng bài thuốc này trong 2 tháng liên tục và uống thêm nước dừa xiêm, cắt giảm đồ ngọt trong chế độ ăn để đạt được hiệu quả cao hơn.

12. Bài thuốc điều trị bệnh đái tháo đường

  • Cách 1: Thái mỏng 10 – 20g thảo linh chi đem sắc với 1,5 lít nước trong 40 phút. Để nguội, gạn ra uống vài lần cho hết ngay trong ngày.
  • Cách 2: Tán thảo linh chi thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 20g cho vào phích nước, chế nước sôi vào đậy nắp kín lại. Để trong 1 tiếng rót ra uống dần.
  • Cách 3: Cũng dùng bột linh chi thảo với liều lượng như trên nhưng cho vào món cháo hay súp để người bệnh tiểu đường ăn.

13. Bài thuốc ngăn ngừa lão hóa, làm đẹp da

  • Thành phần: Bột thảo linh chi, mật ong nguyên chất
  • Cách dùng thuốc: Lấy 3g bột dược liệu trộn đều với mật ong. Dùng hỗn hợp này thoa lên mặt và mát xa trong 30 phút để có làn da đẹp mịn màng và làm chậm tiến trình lão hóa của da. Thực hiện mỗi tuần 2 lần để có được kết quả tốt nhất.

14. Bài thuốc giảm đau, điều trị các chứng viêm trong cơ thể

  • Thành phần: Thảo linh chi, tây dương sâm, hoàng thảo dẹt, chính hoài, nấm mèo trắng, nấm đông cô mỗi vị 30g.
  • Cách dùng thuốc: Nghiền thuốc thành bột, bảo quản trong hũ kín. Hàng ngày lấy 2 – 3g pha vào ly nước sôi hoặc quậy chung với sữa nóng uống đều được.

15. Bài thuốc tăng cường chức năng hoạt động của gan

  • Cách 1: Chuẩn bị các vị linh chi thảo, ngải thảo, thược dược (xích thược), bạch lạp thụ tử mỗi vị 10g, hổ trượng 20g, xuyên quân 4g, thổ tỳ giải và diếp hoang mỗi vị 12g. Mỗi ngày dùng một thang sắc uống làm 2 lần trong 15 ngày liên tục. Dùng cho các trường hợp bị viêm gan B, suy giảm chức năng gan.
  • Cách 2: Dùng 12g thảo linh chi, 9g màng mề gà, 15g bạch lạp thụ tử (nữ trinh tử). Đem thuốc sắc với 1 lít nước trong một tiếng đồng hồ. Gạn nước sắc, để nguội chia làm 2 phần uống hết trong ngày.
  • Cách 3: Dược liệu khô tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 3g. Dùng trà hoa cúc để uống

16. Bài thuốc bổ máu, hạ huyết áp, chữa xơ vữa mạch máu

  • Thành phần: 9g thảo linh chi, kim bất hoán 9g.
  • Cách dùng thuốc: Sắc thuốc lấy 200ml nước uống làm 2 lần trong ngày.

17. Bài thuốc bồi bổ cơ thể, cải thiện khả năng sinh lý cho phái mạnh

  • Thành phần: 30g thảo linh chi, xích sâm và tam thất mỗi vị 5g, 0,5 lít rượu nếp trắng.
  • Cách dùng thuốc: Các vị dược liệu cho hết vào bình ngâm chung với rượu. Rượu thuốc càng ngâm lâu càng có tác dụng tốt. Tuy nhiên, nếu muốn dùng ngày bạn cũng cần chờ ít nhất 30 ngày sau mới uống được. Liều dùng là 45ml chia 3 lần trong ngày.

18. Bài thuốc điều trị bệnh suy nhược thần kinh, chữa mất ngủ, khó ngủ

  • Cách 1: Dùng linh chi thảo, cảnh sinh, dây nhãn lòng, hải đồng bì, lá sen mỗi loại 6 – 8g. Cho vào ấm chế nước sôi hãm uống thay trà. Hoặc đem sắc khoảng 10 phút lấy nước chia vài lần uống. Thuốc sắc nên dùng hết trong ngày.
  • Cách 2: Kết hợp 10g cho mỗi dược liệu gồm thảo linh chi, ích trí, quả dâu. Kiên trì sắc uống mỗi ngày 1 thang trong một thời gian nhất định để dễ ngủ, ngủ ngon hơn và nhanh chóng phục hồi tổn thương ở các dây thần kinh.

19. Bài thuốc bồi bổ sức khỏe cho trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người bệnh đang trong giai đoạn phục hồi

Cách 1:

  • Thành phần: Thành phần 10g thảo linh chi, 300g gạo tẻ, sườn lợn ( hoặc thịt gà )
  • Cách dùng: Hầm gạo cùng với sườn lợn cho chín nhừ thành cháo. Cuối cùng mới cho thảo linh chi vào tiếp tục đun thêm 15 phút, nêm nếm cho hợp khẩu vị. Múc ra bát ăn 1 – 2 lần khi cháo còn nóng.

Cách 2:

  • Thành phần: 30g thảo linh chi, 500g sườn lợn, trùng thảo tươi 30g, 50g địa cốt tử, 10 trái táo tàu khô, 30g cát căn (sắn dây ), 20g củ nhân sâm, 100g măng non, 3 lát gừng tươi và các gia vị thông dụng.
  • Cách dùng: Sườn lợn đem trần qua nước sôi rồi nấu chín. Thảo linh chi, cát căn, măng và trùng thảo ngâm trong nước lạnh 15 phút, sau đó bọc vào một miếng vải sạch đem nấu trong nồi nước sôi khoảng 30 phút. Sau cùng cho sườn lợn, dừng và táo tàu vào nồi nước nấu dược liệu hầm thêm 60 phút, thêm kỷ tử vào, nêm nếm cho hợp khẩu vị, đun thêm 15 phút nữa rồi tắt bếp. Dùng khi còn nóng.
Xem thêm:  Cây Sơn - Thảo Dược Tự Nhiên Chữa Được Nhiều Bệnh, Nhưng Cần Thận Trọng Khi Tiếp Xúc

Xem thêm: Chè Vằng là cây gì? Đặc điểm tác dụng và cách trồng ra sao?

20. Bài thuốc điều trị bệnh hen phế quản, ho gà, viêm khí phế quản

  • Thành phần: Linh chi thảo 10g, loa kèn 10g, vỏ quít chín (trần bì ) 8g.
  • Cách dùng thuốc: Sắc thuốc lấy 300ml nước chia làm 2 lần uống. Ngày dùng 1 thang duy trì cho đến khi hết bệnh.

21. Bài thuốc chữa chán ăn, mất ngủ

  • Thành phần: Linh chi thảo, lệ chi nô (long nhãn), tang thầm mỗi thứ 10g.
  • Cách dùng thuốc: Sắc uống đều đặn 1 thang mỗi ngày giúp kích thích vị giác, thúc đẩy tiêu hóa và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

22. Bài thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ ( mất ngủ, khó ngủ, đêm ngủ hay tỉnh giấc ), làm đẹp da, trị nóng gan

  • Thành phần: Thảo linh chi 6g, quốc lão (cam thảo) 2g, táo tàu đỏ 4g
  • Cách dùng thuốc: Hãm tất cả với nước sôi, ủ trong 20 phút rót uống dần thay trà.

23. Bài thuốc điều trị bệnh gout

  • Thành phần: Thảo linh chi
  • Cách dùng thuốc: Nấu dược liệu uống hàng ngày như uống trà giúp giảm sưng viêm tại khớp, tăng khả năng bài trừ axit uric trong máu. Liều lượng dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc.

24. Bài thuốc điều trị bệnh huyết áp thấp

  • Thành phần: Thảo linh chi 10g ( tán bột ), nhân sâm 5g ( tán bột )
  • Cách sử dụng: Cả hai trộn chung, mỗi ngày uống 6g chia làm 2 lần. Chiêu thuốc với nước ấm để uống.

25. Bài thuốc điều trị bệnh sa trực tràng, nhiễm trùng đường hô hấp

  • Thành phần: 5 – 16g thảo linh chi
  • Cách dùng thuốc: Dược liệu đã chuẩn bị đem sắc uống ngày 1 thang để cải thiện các triệu chứng bệnh.

Lưu ý khi dùng thảo linh chi

Cây thảo linh chi có nhiều công dụng tốt nhưng không phải ai cũng dùng được. Sử dụng dược liệu không đúng cách có thể gây phản tác dụng. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý một số điểm quan trọng dưới đây:

– Hỏi ý kiến bác sĩ và thận trọng khi sử dụng cho:

  • Người có vấn đề về huyết áp, bệnh nhân bị tiểu đường: Thảo linh chi có thể gây hạ đường huyết, huyết áp quá mức. Vì vậy cần theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình sử dụng. Nếu các chỉ số bệnh đã được duy trì ở mức ổn định thì ngưng lại.
  • Trẻ em: Chỉ dùng dược liệu cho trẻ trên 2 tuổi với liều lượng thấp bằng cách trộn bột vào trong sữa hay cháo của bé.
  • Phụ nữ mang thai từ tháng thứ 4 trở đi có thể dùng linh chi thảo dưới dạng trà. Tuy nhiên không được uống quá 0,5 lít mỗi ngày.
Cây Thảo Linh Chi - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 10
Lưu ý khi dùng thảo linh chi

– Kiêng kỵ:

Không sử dụng cây thảo linh chi cho những đối tượng sau:

  • Trẻ nhỏ từ 0 – 24 tháng tuổi
  • Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu
  • Người có thể hàn. Biểu hiện là sợ lạnh, tiêu hóa kém, dễ bị tiêu chảy, trễ kinh, tay chân lạnh, hay mót tiểu về đêm…
  • Người đang bị đi ngoài ( Đông y gọi là dương dư )
  • Bệnh nhân trước và trong thời gian làm phẫu thuật tránh dùng. Cây thảo linh chi có tác dụng làm loãng máu nên có thể gây mất máu nhiều, ảnh hưởng không tốt đến quá trình phục hồi sức khỏe của bệnh nhân.
  • Người hay bị nôn ói, chóng mặt
  • Đối tượng bị dị ứng với một trong các thành phần hóa học có trong dược liệu.

– Tác dụng ra sao? phụ của thảo linh chi:

Thảo linh chi hiếm khi gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên sử dụng dược liệu không đúng cách hoặc uống quá liều lượng có thể dẫn đến một số rủi ro như:

  • Ngứa mũi
  • Tiêu chảy, đau bụng
  • Buồn nôn hoặc ói mửa
  • Chảy máu cam
  • Miệng và cổ họng luôn có cảm giác khô, khát nước
  • Đau đầu
  • Các biểu hiện dị ứng ngoài da: Nổi mề đay, ban đỏ, ngứa da, da ửng đỏ…
  • Lạm dụng dược liệu dạng bột có thể ảnh hưởng xấu đến gan.

– Sử dụng dược liệu chất lượng:

Điều này cũng quyết định rất lớn đến hiệu quả điều trị. Nếu sử dụng nguồn dược liệu kém chất lượng hoặc linh chi thảo giả sẽ gây tốn kém chi phí mà không đạt được mục đích như mong đợi, thậm chí gây hại cho sức khỏe.

Để chọn mua được thảo linh chi thật, có chất lượng tốt, bạn hãy chú ý lựa chọn dược liệu có những đặc điểm như:

  • Mặt trên mũ nấm sáng bóng
  • Sờ thấy chắc tay
  • Nấm to và dày
  • Không bị mối mọt, nấm mốc
  • Độ đàn hồi tốt, khó bẻ gãy
  • Vị đắng nhẹ, vẫn giữ được hương vị đặc trưng qua vài lần sắc

Trong thời gian điều trị bệnh bằng cây thảo linh chi người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc đúng liều, đủ thời gian theo hướng dẫn của thầy thuốc. Kết hợp uống nhiều nước và có lối sống lành mạnh để sức khỏe mau chóng phục hồi.

Xem thêm: Cây Bạc Hà là cây gì? Đặc điểm nhận dạng ra sao? Tác dụng với sức khỏe?

Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:

YouTube video

Tổng kết về Cây Thảo Linh Chi:

Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cây Thảo Linh Chi do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Cây Thảo Linh Chi là vị thuốc với nhiều tác dụng tốt với sức khỏe mọi người, bạn có thể trồng hoặc nhân giống nếu có điều kiện.

Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Cây Thảo Linh Chi. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.

Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài  viết Cây Thảo Linh Chi, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.

Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.

Bạn vừa đọc xong bài viết: Cây Thảo Linh Chi là cây gì? Tác dụng đặc điểm và cách trồng thế nào?

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website ThuocNamTrieuHoa.vn là nơi trưng bài các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả của Lương Y Triệu Thị Hòa . Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với hotline của chúng tôi ở góc màn hình.

Lương Y Triệu Thị Hòa là ai?

Triệu Thị Bích Hòa thành lập Hội Đông Y xã Ba Vì - 30 Tháng 6 năm 1996 dưới sự đồng ý của Hội Đông Y Tỉnh Hà Tây (khi đó tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào thành phố Hà Nội). Sau này được Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội công nhận Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao.

Lương Y Triệu Thị Hòa đặt nền móng cho cả Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao Ba Vì hiện nay nói riêng và Dân Tộc Dao nói chung. Trên các mạng xã hội thậm chí các báo chính thống lớn tự đặt biệt danh cho Lương Y Triệu Thị Hòa là "Bà Trùm Đông Y". Xem thêm về Lương Y Triệu Thị Hòa.

Lương Y Triệu Thị Hòa đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cây Thuốc Người Dao Ba Vì"

Bìa sách Cây Thuốc Người Dao Ba Vì

Cuốn sách được tin tưởng và tài trợ bởi những quỹ uy tín bậc nhất thế giới Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.

Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ, in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012

Với hơn 507 cây thuốc quý hiếm được thống kê, hiệu đính về mặt chuyên môn của những chuyên gia đầu ngành dược Việt Nam, cũng chia sẻ những bài thuốc hay cho cộng đồng.

Lưu Ý: Lương Y Triệu Thị Hòa Nay Đã Ngoài 75 Tuổi Nên Không Thể Thường Xuyên Trực Tiếp Tư Vấn Cho Quý Khách Được, Mong Quý Khách Hàng Kính Mến Hết Sức Thông Cảm, Trí Tuệ Con Người Có Thể Để Lại Những Di Sản Vượt Xa Không Gian Thời Gian Nhưng Cơ Thể Vật Lý Không Thể Vượt Qua Giới Hạn Bất Biến Của Quy Luật Tuổi Tác, Tất Cả Các Sản Phẩm Tại ThuocNamTrieuHoa.vn Cam Kết 100% Sản Phẩm Chất Lượng Từ Lương Y và Được Tư Vấn Tận Tình Từ Dược Sĩ Đã Xác Minh Đủ Chuyên Môn Để Phục Vụ, Quý Khách Hàng Hoàn Toàn Có Thể Yên Tâm, Tại Đây Tuyệt Đối Không Có Dược Sĩ Giả, Sản Phẩm Giả.

Giao Hàng Tại Nhà Toàn Quốc Phục Vụ Quý Khách Kính Mến - Hãy Liên Hệ Hotline Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Thuốc Nam Triệu Hòa.vn Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Bằng Thảo Dược Quý Hiếm Từ Tản Viên Sơn Thánh

CHAT ZALO
HN: 0981.025.987