Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Bàn Long Sâm – Đặc điểm, Công dụng, Cách trồng và chăm sóc, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.
Bài viết Bàn Long Sâm – Đặc điểm, Công dụng, Cách trồng và chăm sóc được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.
Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây
Bàn Long Sâm hay còn gọi là Sâm cuốn chiếu có tính bình, vị ngọt thường được sử dụng để điều trị ho, thổ huyết, cải thiện tình trạng cơ thể gầy yếu, suy nhược mệt mỏi. Cùng chúng tôi tìm hiểu về công dụng chữa bệnh của loài cây này trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về Bàn Long Sâm
- Tên gọi khác: Sâm cuốn chiếu, Lan cuốn chiếu, Mễ dương sâm, Thao thảo
- Tên cây theo khoa học: Spiranthes sinensis (Pers) Ames, (Spiranthes australis Lindl)
- Thuộc họ: Lan – Orchidaceae
Bàn long sâm là loại cây sống lâu năm, thân ngắn, rễ thường có dạng củ mẩm, mọc lan tỏa ra từ gốc. Thân cây mảnh, chiều dài có thể từ 15 đến 45 cm, tùy vào điều kiện sống và thổ nhưỡng.
Lá mọc từ gốc, hình mác hẹp và dài. Lá có chiều dài ngắn không đều nhau, lá dài nhất có thể đạt đến kích thước 15 cm. Các lá ở phía trên thường thoái hóa, chỉ còn lại các bẹ lá ôm lấy thân cây.
Hoa Bàn long sâm mọc thành chùm, hình xoắn ốc. Chiều dài hoa có thể lên đến 5 – 10 cm. Hoa màu trắng phớt hồng hoặc đỏ. Quả thuôn hình trứng, bên ngoài có phủ một lớp lông mịn. Mùa hoa và quả vào mùa hè.
Bàn long sâm được tìm thấy ở Trung Quốc, Úc và Việt Nam. Tại nước ta, cây mọc hoang ở vùng đồng cỏ ở miền núi.
Cả cây Bàn long sâm được ứng dụng để làm dược liệu.
Thu hái Sâm cuốn chiếu vào mùa thu. Khi hái đào cả rễ mang về rửa sạch, cắt bỏ phần lá, để nguyên phần củ phơi hoặc sấy khô làm dược liệu.
Cách bảo quản thế nào? dược liệu ở nơi khô ráo, tránh nhiệt độ và độ ẩm cao.
Hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu nào về thành phần hóa học có trong Bàn long sâm. Tuy nhiên, theo một phát hiện của các nhà khoa học Đài Loan, Bàn long sâm có chứa chất chống oxy hóa piranthes sinensis (Pers) Ames.
Vị thuốc Bàn long sâm
Sâm cuốn chiếu tính bình, vị ngọt hơi đắng.
Dược liệu quy vào kinh Thận và Phế.
Hiện tại theo y học hiện đại vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về tác dụng của Bàn long sâm. Tuy nhiên, theo Y học cổ truyền vị thuốc có các tác dụng như:
- Dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận phế, chống ho, giải độc.
- Bồi bổ cơ thể sau khi ốm.
- Dùng chống suy nhược cơ thể, điều trị âm hư gây nóng trong, đau đầu, ho, thắt lưng tê mỏi, nước tiểu được, lở loét, mụn nhọt ngoài da.
- Điều trị âm huyết hư tổn gây nóng bàn tay, bàn chân, miệng khô, ra mồ hôi trộm, môi lưỡi đỏ, mạch đập nhanh.
- Hỗ trợ cải thiện tình trạng đái tháo đường và điều trị bệnh táo bón.
- Điều trị nước tiểu đục, phụ nữ nhiều khí hư, nam giới di tinh, xuất tinh sớm.
Một số nơi có thói quen sử dụng Bàn long sâm như sâm. Thường dùng trong các trường hợp suy nhược cơ thể, thổ huyết, điều trị bệnh thận. Trong dân gian Trung Quốc, mỗi số nơi dùng để cải thiện tình trạng chán ăn, miệng chải nước dãi, khó khăn trong việc nói hoặc khó thở.
Sâm cuốn chiếu có thể dùng để sắc nước uống, giã nát dùng đắp ngoài. Dược liệu có thể dùng khô hay tươi, dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được.
Liều lượng khuyến cáo: 15 – 30 g tươi hoặc 10 – 15 g dược liệu khô. Tuy nhiên, liều lượng có thể thay đổi phụ thuộc vào đơn thuốc và chỉ định của thầy thuốc.
Xem thêm: Cẩu Tích (Cây Lông Cu Li) Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?
Bài thuốc sử dụng Bàn long sâm
1. Dùng để bồi bổ cơ thể sau khi bệnh nặng
Dùng Bàn long sâm 30 g, Giang đậu căn (rễ cây đậu đũa) 15 g hầm với 250 g thịt gà hoặc thịt lợn, dùng ăn như canh. Khi dùng bỏ bã thuốc chỉ phần thịt và uống nước canh. Cách 3 ngày ăn một lần để bồi bổ cơ thể.
2. Chữa chứng hư nhiệt khái thấu
Hư nhiệt khái thấu là tình trạng âm huyết hư tổn gây ra bệnh ho. Ngoài ra người bệnh cũng có thể bị sốt nhẹ khi về chiều, lòng bàn tay, bàn chân nóng ran, miệng khô, đêm ngủ hay ra mồ hôi trộm, môi lưỡi đỏ tía hoặc đỏ nhạt, mạnh đập nhanh và chậm.
Để chữa trị chứng hư nhiệt khái thấu, người bệnh dùng Sâm cuốn chiếu 9 – 15 g, Mạch môn đông 8 g, sắc lấy nước dùng uống trong ngày.
3. Điều trị đại tiện lẫn máu, sa ruột ở người lớn tuổi
Sử dụng Sâm cuốn chiếu 9 – 15 g, nấu chín cùng cá Diếc tươi 60 g, thêm đường trắng, chia thành nhiều lần dùng ăn trong ngày.
4. Chữa phụ nữ ra nhiều khí hư
Sử dụng Sâm cuốn chiếu 30 g, lòng Lợn 100 g, hầm chín, chia thành 2 lần dùng ăn trong ngày.
5. Điều trị bệnh tiểu đường
Sử dụng Bàn long sâm, lá cây Ngân hạnh, mỗi vị đều 30 g, tụy Lợn 1 cái, nấu thành canh, dùng ăn trong ngày.
6. Điều trị chứng sốt nóng trong mùa hè ở trẻ em
Sử dụng Sâm cuốn chiếu 15 g, Thài lài trắng 10 g, sắc thành thuốc, dùng uống trong ngày.
7. Dùng bồi bổ sức khỏe, kích thích tiêu hóa, điều trị bệnh thận, hỗ trợ bổ máu
Dùng 15 g Bàn long sâm khô đun sôi với 1 lít nước, dùng uống trong ngày.
8. Điều trị bệnh ho
Sử dụng Sâm cuốn chiếu khô 12 g, Mạch môn khô 15 g, Cây lẻ bạn 10 g, sắc thành thuốc dùng uống trong ngày khi còn ấm. Mỗi ngày uống một thang liên tục trong một tuần sẽ thấy hiệu quả điều trị.
9. Cách ngâm rượu Bàn long sâm bồi bổ cơ thể, kích thích hoạt động của hệ thống tiêu hóa
Sử dụng Sâm cuốn chiếu 1 kg, bỏ lá, rửa sạch, để ráo nước sau đó ngâm với 4 lít rượu 40 độ. Ngâm liên tục trong một tháng là dùng được.
Rượu Bàn long sâm có vị ngọt thanh, mỗi ngày sử dụng khoảng 3 ly rượu nhỏ có thể cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch.
Xem thêm: Bại Tương Thảo Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?
Kiêng kỵ khi sử dụng Bàn long sâm
Người bệnh có tình trạng thấp nhiệt ứ đọng kiêng không dùng Bàn long sâm.
Bàn Long Sâm với tác dụng bổ hư, dưỡng âm, thanh nhiệt, chỉ khái chống ho. Loại cây này được nhiều hộ gia đình quan tâm và trồng tại nhà để sử dụng lúc cần. Đặc biệt là đối với gia đình có người cao tuổi, người từng mắc các bệnh đường hô hấp.
Thời tiết nào phù hợp trồng Bàn Long Sâm
Bàn Long Sâm là loại lan thích hợp với cả khí hậu nhiệt đới, ôn đới. Ở nước ta, loại cây này mọc dại nhiều ở vùng đất hoang, phân bố rải rác từ Bắc vào Nam. Thường có thể tìm thấy ở các tỉnh từ Bắc Thái đến Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng,…
Bàn Long Sâm là loại cây thân thảo, sống lâu năm. Tuy nhiều công dụng nhưng Bàn Long Sâm vẫn chưa được sử dụng phổ cập. Bạn có thể trồng cây lan tại nhà, vừa làm cảnh trang trí, vừa dùng để chữa bệnh khi cần.
Chuẩn bị đất trồng bàn long sâm
Dù thích hợp ở cả khí hậu nhiệt đới và ôn đới, nhưng việc chuẩn bị đất cũng quyết định đến sự phát triển và ra hoa của Bàn Long Sâm này. Bạn có thể trồng loại cây này trong chậu hoặc trồng nhiều theo luống.
Đất trồng cây cần đảm bảo độ tơi xốp, độ ẩm trung bình và đảm bảo chất dinh dưỡng trong đất. Trong trường hợp đất đã được sử dụng gieo trồng trước đó, bạn cần cho đất nghỉ, rải vôi hoặc phân NPK để xử lý đất trước khi sử dụng.
Khi trồng tại chậu bạn nên trộn thêm giá thể, vỏ trấu hay vỏ dừa sau khi được xử lý. Nó sẽ giúp đất đảm bảo thoát nước tốt và giữ được độ ẩm hợp lý.
Cách Gieo trồng cây Sâm cuốn chiếu
Bàn Long Sâm là một loại lan nhưng dễ mọc hoang ở vùng đất trống khi khí hậu thích hợp. Do vậy, khi trồng tại nhà, bạn cũng nên yên tâm về sức sống của cây Bàn Long Sâm.
Khi trồng Bàn Long Sâm, bạn có thể gieo giống từ hạt của quả. Ngoài ra, để cây nhanh lớn và đảm bảo cây sẽ phát triển khỏe, bạn có thể đem giâm trồng cả gốc cây. Thời gian thích hợp gieo trồng hằng năm khoảng cuối tháng 10 -11.
Bàn Long Sâm là loại cây mọc theo chùm, rễ cây khá phát triển, bạn có thể tách cụm lấy từng cây nhỏ, sau đó đem giâm trồng vào chậu. Sau một thời gian, rễ sẽ nứt và cây tiếp tục phát triển thành cụm. Hoặc, nếu chỉ còn phần thân và rễ sau thu hoạch, bạn cũng có thể đem nó giâm trồng vào chậu.
Hiện nay một số nơi khi thu được phần gốc, có rễ nhỏ hoặc ít rễ, người ta có thể ngâm thuốc kích cây ra rễ nhanh. Sau đó, cả phần gốc và rễ được đem giâm trồng vào chậu.
Đối với trường hợp gieo hạt, bạn cần ngâm hạt với nước ấm hoặc thuốc kích thích mọc mầm. Sau khi đảm bảo rằng hạt đã ra mầm, bạn đem gieo xuống đất đã được xử lý. Lưu ý rằng nên có bao che cho hạt ở giai đoạn mới gieo, để tránh những cơn mưa lớn hay thời tiết quá nắng làm đất không đủ ẩm.
Xem thêm: Cây Sa Sâm có đặc điểm gì dễ nhận ra? Tác dụng trong làm thuốc của cây?
Chăm sóc cây Bàn Long Sâm (Sâm cuốn chiếu)
Là một loại cây dễ sống nên bạn cũng không cần quá lo lắng khi chăm sóc Bàn Long Sâm tại nhà. Tuy nhiên, để cây phát triển và ra hoa tốt, bạn cần đảm bảo chất dinh dưỡng và lượng nước cho đất. Đất cần giữ được độ ẩm hợp lý, đồng thời tránh để đất quá khô.
Giai đoạn đầu sau khi gieo trồng, việc tưới nước hằng ngày là cần thiết. Ngoài ra, bạn nên che chắn cho cây khi vào mùa mưa lớn. Lượng nước mưa quá nhiều có thể sẽ khiến cây bị đổ, yếu đi, dẫn đến chết cây.
Khi chuẩn bị đẻ nhánh, bạn nên làm cỏ và bón thúc phân chuồng hoai cho cây. Sau khi cây đã cứng cáp, bạn có thể tiếp tục tách và gieo trồng theo mong muốn. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên theo dõi để phòng/tránh sâu hại tấn công.
Là một loại cây dễ trồng, nhưng Bàn Long Sâm vẫn là loại lan có thể bị tấn công bới nhiều loại sâu bệnh. Một số bệnh thường gặp gồm:
Bệnh thối rễ ở cây Sâm cuốn chiếu
Bệnh thối rễ là bệnh dễ gặp với cây Bàn Long Sâm do tình trạng ngập úng nước gây nên. Rễ cây bị tấn công bởi nấmPhytophthora và Fusarium solani nên bị thối rễ. Nấm tấn công khiến phần vỏ bị úng và tụt khỏi lõi bên trong, nặng hơn có thể gây úng hết phần rễ.
Những loại nấm này luôn tồn tại trong đất, gây hại khi gặp điều kiện thích hợp. Vì vậy, bạn cần chữa trị kịp thời để không bị lây lan hoặc cây bị chết.
Để điều trị bệnh, bạn có thể sử dụng nấm đối kháng tác nhân gây bệnh để trị bệnh. Một số chủng nấm có thể dùng như Chaetomium, Trichoderma có tác dụng ức chế và tiêu diệt các loại nấm này trong đất.
Ngoài ra, bạn sử dụng Amino acid, K-humate (70% Acid Humic) để kích thích phát triển bộ rễ mới, giúp cây phục hồi.
Bệnh đen thân cây Sâm cuốn chiếu
Bệnh đen thân cây con có thể gặp ở Bàn Long Sâm do nấm Fusarium oxysporum gây nên. Bệnh làm phần gốc thân và cổ rễ có màu nâu, khô tóp rồi dần chuyển màu đen, lá phía trên cũng bị chuyển vàng, cong queo lại. Bệnh đen thân không được điều trị có thể làm cây chết sau 2-3 tuần.
Khi cây mắc bệnh, bạn nên tách riêng cây, cắt bỏ phần thối và phòng trừ cho những cây còn lại.
Ngoài ra, bạn có thể dùng Carboxin 1/2000, Benlat 1/2000 là những loại thuốc diệt nấm phun lên lá để phòng và điều trị bệnh.
Xử lý bộ, rệp,… phá hoại khi trồng Bàn Long Sâm
Bọ rầy, rệp,… là những loại sâu bọ thường gặp với các loại cây, đặc biệt là lan. Chúng thường gây hại ở phần rễ, thân và lá gần mặt đất, làm chỗ bệnh có nấm màu vàng. Kết quả sau khi bị bệnh, cây có thể sẽ còi cọc, kém phát triển, hoặc lá bị khô héo.
Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Bàn Long Sâm do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Bàn Long Sâm là vị thuốc quý với nhiều tác dụng tốt với sức khỏe mọi người, bạn có thể trồng hoặc nhân giống nếu có điều kiện.
Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:
Tổng kết về Bàn Long Sâm – Đặc điểm, Công dụng, Cách trồng và chăm sóc:
Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Bàn Long Sâm – Đặc điểm, Công dụng, Cách trồng và chăm sóc. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.
Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài viết Bàn Long Sâm – Đặc điểm, Công dụng, Cách trồng và chăm sóc, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.
Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.
Xem thêm: Câu Kỷ Tử Là cây gì? Có dùng làm thuốc được không? Có hiệu quả không?