Bạch Linh Có tác dụng gì với sức khỏe? Đặc điểm cây thế nào?

Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Bạch Linh, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.

Bài viết Bạch Linh được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.

Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây

Bạch Linh là dược liệu quen thuộc có tác dụng lợi tiểu, thải độc gan, hạ đường huyết, dưỡng tâm an thần. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất khi sử dụng, người dùng cần nắm bắt được những thông tin về đặc điểm nhận biết, các bài thuốc cùng những lưu ý khi dùng bạch linh. Bài viết dưới đây chúng tôi xin gửi tới các bạn toàn bộ thông tin này trong bài viết dưới đây.

Bạch linh là cây gì?

Bạch linh hay còn gọi là phục linh, bạch phục linh là một loại nấm thể lớn, nặng khoảng 3-5kg. Khi có thể, bạch linh có hình dáng elip, hình khối cầu hoặc chữ nhật. Tuy nhiên một số trường hợp đặc biệt, bạch linh sẽ có hình dạng không xác định hoặc không đồng đều nhau. Thảo dược này có vỏ ngoài màu nâu, sờ sần sùi, bên trong là một khối rắn chắc, màu trắng hoặc hồng nhạt.

Bạch Linh - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 11
Bạch linh là cây gì?

Theo các chuyên gia, bạch phục linh có nguồn gốc từ Vân Nam, Trung Quốc sau đó được nuôi trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, thảo dược này còn khá quý hiếm do chưa được nuôi trồng và thu hái nhiều. Chúng chủ yếu sinh sống và phát triển ở những vùng núi cao hiểm trở như Hà Giang, Lâm Đông, Gia Lai,…

Toàn bộ nấm bạch linh đều được dùng làm thuốc. Trong đó mỗi bộ phận lại có tên gọi khác nhau. Cụ thể:

  • Phục linh bì: Là lớp vỏ ngoài cùng của nấm, thường có màu trắng hoặc nâu nhạt và một bên màu nâu đen.
  • Phục linh khối: Là phần còn lại của cây nấm sau khi được bóc tách vỏ lớp ngoài. Đặc điểm nổi bật nhất của bộ phận này là có màu trắng, nâu nhạt hoặc hồng nhạt.
  • Xích phục linh: Là lớp thứ hai sau lớp vỏ ngoài cùng, có màu nâu nhạt hoặc màu đỏ của cây nấm.
  • Bạch phục linh: Là phần dược liệu phía trong có màu trắng.
  • Phục thần: Là phần nấm ký sinh trên đoạn rễ của cây thông.

Cách thu hái, sơ chế và bảo quản

Bạch Linh - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 12
Cách thu hái, sơ chế và bảo quản

Đa phần bạch phục linh dùng làm thuốc đều được sơ chế dưới dạng khô. Cứ vào khoảng tháng 7-tháng 9 hàng năm người dân sẽ tiến hành thu hái loại nấm này. Bởi đây được coi là thời điểm nấm có chất lượng tốt nhất trong năm. Nấm bạch linh sau khi đào lên sẽ được tiến hành sơ chế nhằm bảo quản tốt nhất. Cụ thể:

  • Trước tiên người ta sẽ tiến hành loại bỏ hết phần đất cát dính trên thảo dược, rồi chất thành từng đống để nấm ra mồ hôi.
  • Trải nấm ra mặt phẳng nơi thoáng khí cho đến khi se lại.
  • Tiếp tục chất đống, rồi ủ nấm thêm vài lần nữa cho đến khi hết nước và xuất hiện các vết nhăn trên thảo dược.
  • Bạch linh sau khi xuất hiện vết nhăn sẽ được phơi trong bóng mắt cho đến khô.
  • Ngoài cách làm trên thì người bệnh còn có thể thái nấm tươi thành từng miếng mỏng rồi đem phơi ở nơi thoáng gió hoặc ngâm nấm phục linh trong nước để bảo quản.

Nấm bạch linh muốn giữ được nguyên vẹn dưỡng chất thì sau khi thu hái cần phải sơ chế và bảo quản đúng cách. Theo các chuyên gia, loại nấm này cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Tác dụng ra sao? của bạch linh

Bạch Linh - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 13
Tác dụng ra sao? của bạch linh

Bạch linh từ lâu đã được sử dụng để điều trị tiểu đường, tiêu chảy, nám da,…Tác dụng ra sao? này được cả y học cổ truyền và y học hiện đại nghiên cứu chứng minh. Cụ thể:

Tác dụng ra sao? của bạch linh theo y học hiện đại

Theo những nghiên cứu dược lý hiện đại, thành phần hóa học trong nấm bạch linh gồm: Triterpenoid, beta-pachyman, protein, mỡ, beta-pachyman se, adenine, chất khoáng… Các hoạt chất này có tác dụng rất tốt cho sức khỏe như:

  • Hỗ trợ bảo vệ tế bào gan, hạ đường huyết và ngăn chặn nguy cơ loét, đau dạ dày (bao tử).
  • Ngoài ra hoạt chất Polysaccharide trong dược liệu này còn giúp tăng cường miễn dịch, kháng ung thư, hỗ trợ lợi tiểu, an thần hiệu quả.
  • Bên cạnh đó các nghiên cứu khoa học cũng đã cho thấy khả năng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn biến dạng, trực khuẩn đại tràng, xoắn khuẩn hiệu quả.
Xem thêm:  Cây Muồng Trâu có đặc điểm gì dễ nhận ra? Tác dụng trong làm thuốc của cây?

Tác dụng ra sao? của bạch linh trong Đông y

Theo Đông y, bạch linh có vị ngọt, tính bình, quy vào 4 kinh là Tỳ, Tâm, Thận, Phế. Có tác dụng lợi thủy, hòa vị, trừ thấp, kiện tỳ rất tốt. Do đó thường được dùng để chủ trị chứng tỳ khí hư nhược, tiểu tiện gặp khó, đàm ẩm, mất ngủ, phù nề, yếu tim,… Trong đó, mỗi một thành phần của nấm bạch linh lại có tác dụng chữa bệnh khác nhau. Như:

  • Phục linh giúp lợi tiểu, chữa phù thũng rất tốt.
  • Xích phục linh thường dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến thể thấp nhiệt như: Tiểu vàng, tiểu rát, chướng bụng, viêm bàng quang,…
  • Phục thần lại có tác dụng điều trị yếu tiêu, hồi hộp, lo âu, mất ngủ.

Cách dùng và liều lượng khi sử dụng

Để đạt được kết quả cao nhất trong việc điều trị, ngoài đặc điểm nhận dạng thì cách dùng và liều lượng sử dụng bạch linh cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thực tế, liều lượng sử dụng của thảo dược này sẽ có sự khác nhau dựa vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Do đó, trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn chi tiết.

Bạch Linh - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 14
Cách dùng và liều lượng khi sử dụng

Theo các chuyên gia, liều dùng khuyến cáo của nấm bạch linh là 6-12g/ ngày. Người bệnh có thể sử dụng chúng bằng nhiều cách khác nhau như dạng tán, dạng hoàn, dạng sắc hoặc nấu thành các món ăn. Thuốc có thể dùng độc vị hoặc phối hợp với nhiều thảo dược khác tùy thuộc vào mục đích và sở thích của từng người.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc bạch linh

Bạch Linh - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 15
Một số bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc bạch linh

Như đã nói ở trên bạch linh là một vị thuốc quý, có thể dùng để chữa được nhiều bệnh. Cụ thể:

Bài thuốc trị tiêu chảy

Nếu chưa biết bạch linh chữa bệnh gì thì tiêu chảy là một trong những đáp án không nên thể bỏ qua. Với khả năng ức chế các tụ cầu khuẩn hiệu quả thảo dược này được rất nhiều thầy thuốc Đông y sử dụng để trị chứng đi ngoài phân lỏng.

  • Người bệnh chỉ cần lấy 20g bạch linh, đảng sâm, sơn khương ; 5g trần bì, sinh khương đem rửa sạch rồi tán thành bột.
  • Trộn hỗn hợp với nước sôi để nguội rồi vo thành từng viên nhỏ.
  • Mỗi lần dùng khoảng 5-10 viên, duy trì đều đặn cho đến khi chứng tiêu chảy hết thì thôi.

Bài thuốc  trị chứng suy nhược cơ thể bị gầy yếu lâu năm

Với thành phần hoạt chất giàu protein và các lợi khuẩn, bạch linh là một trong những thảo dược có khả năng bồi cơ thể, chống suy nhược và gầy yếu rất tốt. Cụ thể cách làm như sau:

  • Lấy 15g phục bạch linh, đảng sâm, sơn khương; 5g cam thảo đất, vỏ quýt, mộc hương, sa nhân tán bột.
  • Đem hỗn hợp trên hòa với nước rồi hoàn thành viên nhỏ.
  • Uống mỗi lần khoảng 10-15 viên sẽ thấy cơ thể bớt mệt mỏi, ăn ngon, ngủ khỏe hơn.

Bài thuốc chống phù, viêm

Như đã nói ở trên bạch linh có chứa Polysaccharide giúp tăng cường miễn dịch và ức chế các loại vi khuẩn gây bệnh hiệu quả. Do đó thảo dược này từ lâu đã được ứng dụng để điều trị các chứng bệnh viêm nhiễm, phù nề.

Cách 1:

  • Lấy 15g bạch phục linh; 5g quế chi, sơn khương; 20g thủy tả.
  • Đem sắc với nước, ngày uống từ 2-3 lần là được

Cách 2:

  • Lấy 200g bạch phục linh, 70g cám gạo.
  • Trộn đều nguyên liệu trên với nước ấm.
  • Ngày uống 10g và uống 2 lần là được.

Bài thuốc trị chứng nôn mửa:

  • Thành phần Acid Pachymic trong bạch linh có khả năng làm giảm triệu chứng buồn nôn rất hiệu quả.
  • Người bệnh chỉ cần lấy 15g bạch linh, 10g bán hạ chế, 5g sinh khương sắc với nước.
  • Uống đều đặn mỗi ngày sẽ thấy triệu chứng này cải thiện rất tốt.

Bài thuốc trị chứng mất ngủ

Bạch Linh - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 16
Bài thuốc trị chứng mất ngủ

Với khả năng an thần, điều trị hồi hộp, lo âu bạch linh cũng là thảo dược chữa mất ngủ rất tốt.

Cách 1:

  • Người bệnh chỉ cần dùng 20g bạch linh, đẳng sâm, long nhãn, thạch xương bồ.
  • Nguyên liệu làm sạch, tán mịn rồi vo viên.
  • Mỗi lần dùng khoảng 10-15g trước khi đi ngủ là được.

Cách 2:

  • Người bệnh cần chuẩn bị khẩu kỳ, long nhãn, táo nhân, tiểu thảo, phục thần, nhân sâm, tần quy, bạch truật mỗi vị 12g; mộc hương, chích thảo mỗi vị 8g; đại táo 5 quả.
  • Nguyên liệu chế thành hoàn mềm, dùng trước khi đi ngủ là được.
Xem thêm:  Con Bổ Củi Là Con Gì? Có Thành Phần Độc Bất Ngờ? Có Dùng Làm Thuốc Được Không?

Bài thuốc trị thâm sạm trên da mặt

Dù ít ai biết đến nhưng tác dụng trị thâm sạm của bạch linh lại được giới chuyên môn đánh giá rất cao. Cụ thể:

  • Người bệnh dùng bạch linh rửa sạch, tán thành bột sau đó pha cùng nước lọc.
  • Sau khi rửa mặt, thì thoa hỗn hợp đặc sệt này lên những vùng da cần điều trị.
  • Để thuốc qua đêm rồi rửa sạch lại với nước ấm vào sáng hôm sau là được.
Bạch Linh - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 17
Bài thuốc trị thâm sạm trên da mặt

Bài thuốc tăng cường sức khỏe, bồi bổ thể trạng

Dùng bạch linh để bồi bổ sức khỏe là cách làm được nhiều người áp dụng hiện nay.

  • Lấy phụ tử, thủy tả, mẫu đơn mỗi vị 8g; 12g nhục quế; củ mài, bạch phục linh, táo bì mỗi vị 16g; thục địa 24g.
  • Đem nguyên liệu rửa sạch, tán bột rồi hoàn thành viên nhỏ.
  • Mỗi ngày dùng khoảng 20-30g hoặc sắc thành thuốc để uống.

Bài thuốc giúp giảm mệt mỏi và đuối sức

Nếu đang bị mệt mỏi hoặc đuối sức bạn có thể sử dụng thảo dược này để cải thiện sức khỏe bằng cách.

  • Lấy 4-8g nhục quế, 2g bạch truật khô, 16g đảng sâm, 12g mỗi vị bạch linh, hoàng kỳ, bạch thược, đương quy; 8g mỗi vị cam thảo, xương khung; 20g thục địa.
  • Tán nguyên liệu rồi chế với mật để hoàn thành viên. Mỗi lần dùng khoảng 20g, ngày dùng 2 lần để đạt được kết quả tốt nhất.

Bài thuốc điều trị chứng tỳ hư thấp trệ

Ở những người bị tỳ hư thấp trệ, sức khỏe giảm sút dùng bạch linh để điều trị có thể cải thiện nhanh chóng.

  • Chuẩn bị vỏ quýt, bạch linh bì, tang bạch bì, vỏ ngoài của sơn tân lang, sinh sương với liều lượng bằng nhau.
  • Đem tán nguyên liệu thành bột mịn, ngày dùng 8-12g với nước lọc là được.

Bài thuốc trị chứng đau nhức khắp chân tay

Nhờ tác dụng kháng viêm tốt bạch linh có thể giúp giảm đau tại các khớp tay, chân theo cách.

  • Dùng đảng sâm, thược dược, sơn khương, hắc phụ, bạch linh mỗi thứ 10g.
  • Dùng phụ tử sắc trước khoảng 10 phút, sau đó mới cho các dược liệu khác vào sắc lấy nước.

Bài thuốc trị chứng viêm teo dây thần kinh

Bạch Linh - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 18
Bài thuốc trị chứng viêm teo dây thần kinh

Bài thuốc này thực hiện khá đơn giản nhưng lại đem đến hiệu quả nhanh chóng và bất ngờ. Cụ thể người bệnh chỉ cần thực hiện các bước như:

  • Chuẩn bị 20g bạch truật, 250g thịt lợn nạc, 15g phục linh, 300g cà rốt, 1 củ gừng tươi
  • Gừng đem đập dập, cà rốt thái miếng vừa ăn, các nguyên liệu còn lại cho vào túi vải sạch.
  • Cho toàn bộ vào nồi, thêm nước và hầm cho đến khi chín nhừ thì vớt bỏ bã thuốc, nêm nếm gia vị rồi ăn cả nước lẫn cái.
  • Mỗi ngày ăn 1 lần, thực hiện trong 5-7 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm rất tốt.

Bài thuốc trị chứng bạch đới do thấp nhiệt

Để thực hiện bài thuốc này, bạn cần thực hiện các bước như sau:

  • Chuẩn bị bạch linh, khiếm thực với liều lượng định sẵn.
  • Tán dược liệu thành bột, hoàn thành mật rồi vo viên.
  • Mỗi lần dùng 10g với nước muối nhạt để đạt được kết quả tốt nhất.

Một số món ăn tốt cho sức khỏe có chứa bạch phục linh

Ngoài tác dụng làm thuốc, nấm bạch linh còn được sử dụng để chế biến thành các món ăn trong gia đình. Loại nấm này không những giúp gia tăng hương vị, đem lại cảm giác ngon miệng mà còn cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho người dùng. Cụ thể, một vài món ăn chế biến từ nấm bạch linh như sau:

Đậu rồng xào bạch linh là món ăn quen thuộc tại nhiều vùng quê Việt Nam. Không chỉ giúp dễ ăn, thực phẩm này còn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giảm thiểu tình trạng táo bón, lòi dom. Chỉ cần một vài nguyên liệu quen thuộc, bạn đã có thể chế biến được món ăn đầy đủ sắc, vị này.

Nguyên liệu:

  • Đậu rồng.
  • Nấm bạch linh.
  • Cà rốt.
  • Ngô non.
  • Hành hoa, dầu hòa, hạt nêm, đường, dầu ăn.

Cách chế biến:

  • Bạch linh đem ngâm với nước muối loãng khoảng 5 phút thì vớt ra rửa sạch, thái nhỏ thành miếng vừa ăn.
  • Đậu rồng đem cắt chéo, cà rốt cắt khoanh mỏng, ngô non chẻ làm đôi hoặc cắt miếng chéo đều được.
  • Cho hành vào phi với dầu ăn cho đến khi dậy mùi thơm thì cho cà rốt, ngô, đậu rồng vào xào mềm.
  • Tiếp đến cho nấm bạch chỉ vào đảo đều và nhanh tay, nêm nếm gia vị cho vừa đủ thì tắt bếp.
  • Lưu ý: Nấm bạch linh chín rất nhanh nên khi xào bạn cần phải đảo nhanh tay, để lửa lớn vừa phải, xào khoảng 3-5 phút thì tắt bếp. Thời gian xào càng lâu thì chất dinh dưỡng của nấm càng dễ mất, nấm ăn sẽ không được giòn và ngon nữa.
Xem thêm:  Lươn Kỵ Gì? Cần Biết Để Tránh Gây Ngộ Độc Ảnh Hưởng Sức Khỏe
Bạch Linh - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 19
Nấm bạch linh xào bào ngư

Nấm bạch linh xào bào ngư là món ăn được rất nhiều chị em nội trợ truyền tai nhau. Lý do là bởi món ăn này không những cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mà còn vô cùng hấp dẫn, ngon miệng.

Nguyên liệu:

  • 250g nấm bạch linh.
  • 100g bong bóng cá.
  • 4 thì sốt bào ngư.
  • 100g cải thìa.
  • Gia vị nấu ăn gồm bột năng, hạt nêm, bột ngọt, muối, đường, dầu ăn.

Cách thực hiện:

  • Nấm bạch linh sơ chế sạch sẽ, lấy ra 2 tai nấm để cắt thành từng lát mỏng vừa ăn.
  • Dùng dầu chiên phồng bong bóng cá, sau đó vớt ra ngâm trong nước lạnh khoảng 10 phút.
  • Tiếp tục cho bong bóng cá lên bếp luộc vào gừng đập dập và rượu để khử mùi tay.
  • Cho tiếp nước lạnh để ngâm sau đó vớt ra để ráo, thái thành miếng mỏng.
  • Cải thìa làm sạch rễ và các lá dập, rửa sạch với nước muối loãng rồi luộc sơ qua sau đó vớt ra ngâm với nước đá lạnh.
  • Cho một thìa dầu ăn vào chảo đun nóng, xào xơ nấm và bong bóng cá. Tiếp đến cho nước dùng, nước sốt bào ngư và bột năng vào khuấy thật đều.
  • Thêm hạt nêm, bột ngọt, đường theo khẩu vị từng người rồi xào đến khi nước hơn sệt sệt là được.

Sử dụng nguyên liệu quen thuộc của nhiều gia đình, thịt bò xào cùng bạch linh là món ăn mới lạ được nhiều người truyền tai nhau.

Nguyên liệu:

  • 100g thịt bò.
  • 50g bạch linh.
  • 1 củ cà rốt.
  • Gia vị gồm hạt nêm, bột năng, tỏi băm, dầu hào, đường.

Cách thực hiện:

  • Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng cho dễ chín.
  • Nấm bạch linh rửa sạch với nước muối loãng rồi cắt bỏ phần chân, giữ nguyên phần mình.
  • Cà rốt một nửa tỉa thành hoa, một nửa cắt lát vừa ăn.
  • Phi tỏi thơm rồi tiến hành xào thịt bò, nấm, cà rốt cho chín mềm, nêm nếm gia vị theo khẩu vị ăn.
  • Sau đó cho bột năng vào nước lạnh khuấy đều rồi đổ vào thịt bò cho đến khi sền sệt là được.

Lưu ý và những kiêng kỵ khi sử dụng

Bạch Linh - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 20
Lưu ý và những kiêng kỵ khi sử dụng

Bạch linh là một vị thuốc mang lại nhiều hiệu quả trong điều trị bệnh tuy nhiên khi sử dụng người bệnh cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không nên lạm dụng hoặc sử dụng quá nhiều thảo dược này. Theo các chuyên gia mỗi ngày người bệnh chỉ nên sử dụng từ 6-12g là đủ.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bú nên hạn chế sử dụng thảo dược này, trường hợp đặc biệt khi dùng cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Bạch linh có tác dụng lợi tiểu nên những người hay tiểu nhiều, tiểu đêm không nên sử dụng thảo dược này.
  • Ngoài ra những người đang bị di hoạt tinh do hư hàn, tỳ hư hạ hãm và thoát vị cũng không nên sử dụng thảo dược này với liều lượng quá lớn.
  • Tuyệt đối không dùng giấm khi đang sử dụng bài thuốc hoặc các món ăn từ bạch linh.
  • Nấm bạch linh có nhiều loại nên màu sắc có thể khắc nhau, do đó khi lựa chọn người bệnh cần hết sức tinh ý.
  • Những người bị dị ứng với thành phần hóa học của thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối ưu.
  • Tuyệt đối không tự ý kết hợp dùng nấm bạch linh với các loại thuốc Tây, thuốc Đông hoặc viên uống chức năng khác.
  • Việc dùng bạch linh để chữa bệnh chỉ có tác dụng hỗ trợ. Mặt khác tùy thuốc vào cơ địa của từng người mà thuốc sẽ mang đến hiệu quả khác nhau. Do đó người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài, tránh nóng vội bỏ thuốc giữa chừng.
  • Kết hợp việc dùng thảo dược với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để nâng cao hiệu quả điều trị. Người bệnh nên tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng. Đồng thời nói không với rượu bia, thuốc lá, đồ ăn cay nóng, chất kích thích có hại,…

Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Bạch Linh do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Để dùng thuốc an toàn và hiệu quả, bạn nên thực hiện các bài thuốc theo hướng dẫn của lương y hoặc đến phòng khám Đông y để được bắt mạch, kê đơn.

Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:

YouTube video

Tổng kết về Bạch Linh:

Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Bạch Linh. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.

Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài  viết Bạch Linh, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.

Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.

Bạn vừa đọc xong bài viết: Bạch Linh Có tác dụng gì với sức khỏe? Đặc điểm cây thế nào?

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website ThuocNamTrieuHoa.vn là nơi trưng bài các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả của Lương Y Triệu Thị Hòa . Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với hotline của chúng tôi ở góc màn hình.

Lương Y Triệu Thị Hòa là ai?

Triệu Thị Bích Hòa thành lập Hội Đông Y xã Ba Vì - 30 Tháng 6 năm 1996 dưới sự đồng ý của Hội Đông Y Tỉnh Hà Tây (khi đó tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào thành phố Hà Nội). Sau này được Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội công nhận Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao.

Lương Y Triệu Thị Hòa đặt nền móng cho cả Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao Ba Vì hiện nay nói riêng và Dân Tộc Dao nói chung. Trên các mạng xã hội thậm chí các báo chính thống lớn tự đặt biệt danh cho Lương Y Triệu Thị Hòa là "Bà Trùm Đông Y". Xem thêm về Lương Y Triệu Thị Hòa.

Lương Y Triệu Thị Hòa đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cây Thuốc Người Dao Ba Vì"

Bìa sách Cây Thuốc Người Dao Ba Vì

Cuốn sách được tin tưởng và tài trợ bởi những quỹ uy tín bậc nhất thế giới Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.

Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ, in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012

Với hơn 507 cây thuốc quý hiếm được thống kê, hiệu đính về mặt chuyên môn của những chuyên gia đầu ngành dược Việt Nam, cũng chia sẻ những bài thuốc hay cho cộng đồng.

Lưu Ý: Lương Y Triệu Thị Hòa Nay Đã Ngoài 75 Tuổi Nên Không Thể Thường Xuyên Trực Tiếp Tư Vấn Cho Quý Khách Được, Mong Quý Khách Hàng Kính Mến Hết Sức Thông Cảm, Trí Tuệ Con Người Có Thể Để Lại Những Di Sản Vượt Xa Không Gian Thời Gian Nhưng Cơ Thể Vật Lý Không Thể Vượt Qua Giới Hạn Bất Biến Của Quy Luật Tuổi Tác, Tất Cả Các Sản Phẩm Tại ThuocNamTrieuHoa.vn Cam Kết 100% Sản Phẩm Chất Lượng Từ Lương Y và Được Tư Vấn Tận Tình Từ Dược Sĩ Đã Xác Minh Đủ Chuyên Môn Để Phục Vụ, Quý Khách Hàng Hoàn Toàn Có Thể Yên Tâm, Tại Đây Tuyệt Đối Không Có Dược Sĩ Giả, Sản Phẩm Giả.

Giao Hàng Tại Nhà Toàn Quốc Phục Vụ Quý Khách Kính Mến - Hãy Liên Hệ Hotline Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Thuốc Nam Triệu Hòa.vn Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Bằng Thảo Dược Quý Hiếm Từ Tản Viên Sơn Thánh

CHAT ZALO
HN: 0981.025.987