Bạch Đàn Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Bạch Đàn, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.

Bài viết Bạch Đàn được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.

Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây

Cây Bạch Đàn là một loại cây lấy gỗ được trồng rất nhiều ở nước ta từ Đồng Bằng đến trung du, miền núi. Tưởng chừng đây chỉ là một cây lấy gỗ đơn thuần, nhưng không phải bạch đàn còn là một vị thuốc rất quý được sử dụng nhiều trong các phương thuốc y học cổ truyền. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây Bạch Đàn, cùng theo dõi nhé!

Công dụng của lá bạch đàn

Cây bạch đàn là loài cây thân gỗ lớn, sống lâu năm và thường được trồng để lấy gỗ. Trong lá bạch đàn có một lượng lớn tinh dầu có mùi thơm rất dễ chịu. Đây chính là tinh dầu được chiết xuất trong dầu Khuynh Diệp mà chúng ta thường sử dụng.

Bạch Đàn - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 9

Theo y học cổ truyền, công dụng của lá bạch đàn giúp điều trị ho, thông đờm, điều trị các chứng đau nhức xương khớp, trị hôi nách và hỗ trợ chữa bệnh ghẻ, ngứa ngoài da. Với từng dạng bệnh lý, lá bạch đàn được sử dụng bằng các hình thức khác nhau. Cụ thể:

  • Điều trị ho: Sử dụng tinh dầu để bôi ngoài da, bôi nhiều ở ngực, cổ họng và hai bên thái dương. Có thể sử dụng lá bạch đàn tươi nấu cùng nước sả để xông hơi và tắm.
  • Điều trị đau nhức xương khớp: Sử dụng tinh dầu bạch đàn để xoa bóp các khu vực cơ khớp bị đau mỏi. Hoặc sử dụng lá bạch đàn tươi đun lấy nước để xông hơi.
  • Điều trị hôi nách: Sử dụng lá bạch đàn tươi đem giã nát, sau đó dùng bã lá chà xát vào vùng nách sau khi tắm xong. Thực hiện liên tục trong khoảng một tuần, mùi hôi sẽ cải thiện.
  • Điều trị ghẻ, ngứa ngoài da: Sử dụng lá bạch đàn đem đun nước tắm mỗi ngày. Tinh dầu bạch đàn có tính chống viêm cao, vị đắng giúp kiểm soát sự phát triển của con ghẻ trên da.

Xem thêm: Cây Sa Nhân Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

Bị viêm xoang xông lá bạch đàn có hiệu quả không?

Phương pháp sử dụng lá bạch đàn xông hơi trị viêm xoang được áp dụng phổ biến tại các khu vực miền quê. Bạch đàn là vị thuốc quý được kết hợp nhiều trong các bài thuốc Đông y. Các ghi nhận Đông Y cũng cho rằng bạch đàn có tác dụng chính là làm ấm, thông mũi, giúp hầu họng được khô thoáng.

Hiện nay bạch đàn có hơn 700 loại trên thế giới, nhưng tại Việt Nam thì cây bạch đàn được sử dụng chủ yếu để lấy gỗ là thu hái lá để điều chế tinh dầu. Thông thường người ta sẽ sử dụng lá tươi hoặc lá khô của bạch đàn để sản xuất tinh dầu, nhưng dân gian dùng lá bạch đàn tươi luôn để làm thuốc. Phương pháp hiệu quả và an toàn với mọi đối tượng, lại tiết kiệm chi phí nên được nhân dân áp dụng.

Bạch Đàn - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 10
Bị viêm xoang xông lá bạch đàn có hiệu quả không?

Những năm gần đây, bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng từ Trung tâm thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam được nhắc đến rất nhiều trên các diễn đàn trang tin. Nhiều người khen ngợi, dành những “lời có cánh” cho bài thuốc. Cũng không ít người tỏ ra nghi vấn thắc mắc liệu thuốc có thực sự giúp “xử lý” tận gốc viêm xoang, viêm mũi dị ứng, phòng bệnh trở lại? Thực hư câu chuyện này ra sao?

Vì vậy có thể sử dụng tinh dầu bạch đàn để bôi ngoài da, nhất là vùng ngực và cổ họng để chữa viêm xoang mũi. Tinh dầu bạch đàn có tính ấm, chống viêm tốt nên sẽ khắc phục được tình trạng viêm nhiễm tại xoang mũi. Nước xông hơi từ tinh dầu bạch đàn sẽ giúp thông mũi, kháng khuẩn và người bệnh có thể hít thở dễ dàng hơn. Đối với viêm xoang trán, triệu chứng cũng có thể được khắc phục hiệu quả bằng cách xông hơi từ mũi, kết hợp massage tinh dầu ở 2 thái dương. Bạn có thể sử dụng tinh dầu khuynh diệp để xoa bóp những vùng đau nhức bên ngoài xoang viêm (tránh dùng gần mắt).

Xem thêm:  Cây Vông Vang là cây gì? Tác dụng với sức khỏe? Đặc điểm nhận dạng cây

Y học hiện đại cũng đã công nhận những hiệu quả điều trị viêm xoang xông lá bạch đàn. Nếu bạn kiên trì áp dụng theo cách này, triệu chứng viêm xoang của bạn sẽ nhanh chóng tiến triển. Phương pháp này cũng mang lại hiệu quả trong trường hợp bạn bị khó thở, hen suyễn, sử dụng lá bạch đàn hoặc tinh dầu khuynh diệp xông hơi sẽ dễ thở hơn nhiều.

Xem thêm: Cây Dã Hương Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

Hướng dẫn khi bị viêm xoang xông lá bạch đàn

Viêm xoang là căn bệnh mãn tính, bệnh thường phát trong thời điểm giao mùa và gây ra những khó chịu về hô hấp cho bạn. Đối với những đợt viêm xoang cấp gây sốt, ho, nghẹt mũi, và đau đầu, đau ngực, cơ thể đau nhức… Lúc này xông hơi bằng lá bạch đàn sẽ nhanh chóng cải thiện triệu chứng, giúp thông mũi và giảm sốt hiệu quả. Khi xông hơi lá bạch đàn chữa viêm xoang, người bệnh nên chọn lá bạch đàn tươi  và chú ý vệ sinh lá cây thật kỹ trước khi sử dụng.

Bạch Đàn - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 11
Hướng dẫn khi bị viêm xoang xông lá bạch đàn

Phương pháp chữa bệnh viêm xoang xông lá bạch đàn thực hiện đơn giản và thuận tiện cho những người bận rộn. Bạn áp dụng theo các bước sau:

  • Dùng lá cây bạch đàn tươi đã loại bỏ lá sâu, sau đó vò nát lá (không giã nát). Khi vò nhẹ tay không để tinh dầu bạch đàn bắn ra ngoài sẽ làm mất đi những chất dinh dưỡng quý ở trong lá.
  • Đổ lượng nước sôi vào phần lá bạch đàn và hãm trong vòng vài phút. Cách này để lá bạch đàn tiết ra phần tinh dầu trước, sau đó cho thêm nước sôi vào và bắt đầu xông viêm xoang.
  • Dùng một chiếc khăn bông sạch trùm lên đầu, sau đó bạn bắt đầu xông hơi trong khoảng 15 phút. Để thau nước tại vị trí cách mũi và họng 1 gang tay, để cơ quan này được tiếp xúc với nước xông nhiều nhất có thể.
  • Nếu như bạn chỉ bị viêm xoang và không sốt, có thể sử dụng một tách trà hãm lá bạch đàn để xông mũi xoang.  Khi xông, một tay bạn che một bên mũi, phía mũi còn lại hít thật sâu để tinh dầu đi vào mũi. Mỗi bên hít vào thở ra từ 10 – 15 lần cho đến khi bạn cảm nhận mũi được thông hiệu quả thì được.
  • Ngoài ra bạn chỉ nên thực hiện xông mũi từ 3 – 4 lần cho mỗi bên. Một ngày thực hiện tại 2 lần. Tốt nhất bạn nên xông mũi từ 1 – 2 lần trước khi ngủ hoặc sau khi ngủ dậy. Đây là thời điểm mũi xoang của bạn thường bị tắc nghẽn nhất.
  • Kiên trì áp dụng trong vòng 1 tuần bạn sẽ nhận thấy triệu chứng viêm xoang cải thiện hẳn, tinh thần sảng khoái hơn.

Nếu như không có lá bạch đàn tươi thì bạn có thể sử dụng tinh dầu Khuynh Diệp để làm nước xông hơi. Mỗi lần sử dụng từ 6-8 giọt tinh dầu cho vào bát nước ấm và xông hơi tương tự như cách trên. Phần hơi nóng của tinh sẽ thâm nhập vào đường mũi và loại bỏ các chất nhầy đang tích tụ lâu ngày sâu trong xoang mũi. Lúc này dịch mũi được làm loãng và bạn sẽ cảm thấy dễ thở hơn. Viêm xoang xông lá bạch đàn hay dùng dầu Khuynh Diệp đều mang lại hiệu quả tương đương.

Để quy trình xông lá bạch đàn đạt kết quả như mong đợi, người bệnh cần có sự kiên trì áp dụng hàng ngày. Phương pháp xông hơi bằng thảo dược, lá cây tự nhiên có thể áp dụng dài lâu và không để lại tác dụng phụ cho người sử dụng.

Xem thêm: Cây Lục Bình Là cây gì? Có dùng làm thuốc được không? Có hiệu quả không?

Cách tắm nước lá bạch đàn chữa bệnh viêm xoang

Theo chuyên trang sức khỏe tại Hoa kỳ,  cách tắm bằng lá bạch đàn đồng thời có khả năng làm giảm triệu chứng viêm xoang cấp hữu hiệu. Phương pháp này áp dụng cho những người bệnh mắc chứng cảm cúm, mệt mỏi, đau nhức xương khớp… Tuy nhiên để áp dụng đúng cách, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

  • Không nên ngâm trực tiếp lá bạch đàn vào nước nóng để hòa tan tinh dầu trong lá. Thay vào đó bạn nên bó lá bạch đàn lại thành một bó gọn gàng, sau đó treo trên đầu vòi sen trong phòng tắm.
  • Không nên treo lá dưới bồn tắm, bởi khi treo túi lá bạch đàn ở dưới vòi sen. Khi tắm, hơi nước nóng sẽ giúp tạo nên một phòng xông hơi tinh dầu bạch đàn tác dụng lên toàn bộ cơ thể.
  • Trong lúc tắm, bạn hãy hít thở sâu để tinh dầu trong không khí có thể đi sâu vào xoang mũi. Tính kháng khuẩn và chống viêm, làm ấm cơ thể của lá bạch đàn phát huy hiệu quả. Bạn có thể giữ túi lá bạch đàn trong phòng tắm 1 tuần và thay lá mới, mỗi ngày tắm nước lá bạch đàn cùng nước nóng sẽ cải thiện sức khỏe rất tốt.
  • Phương pháp tắm nước bạch đàn sẽ cải thiện tốt tình trạng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng trong mùa lạnh đối với nhiều người. Tinh dầu bạch đàn làm loãng dịch nhầy, vốn là nguyên nhân gây tắc nghẽn mũi xoang gây khó chịu khi bạn hô hấp.
Xem thêm:  Chia sẻ bài thuốc chữa bệnh từ cây bồng bồng - cây bán hạ nam - cốt khí củ

Các nhà khoa học cũng đã công nhận tinh dầu bạch đàn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện tâm trạng. Trong một số trường hợp, lá bạch đàn còn giúp đối phó với một số ký sinh trùng, chẳng hạn như chí. Tuy nhiên, bạn không nên uống nước lá bạch đàn vì độc tính của lá cây sẽ gây ra một số rối loạn tiêu hóa.

Xem thêm: Bàn Long Sâm Là cây gì? Có dùng làm thuốc được không? Có hiệu quả không?

Lưu ý khi chữa viêm xoang bằng lá xông bạch đàn

Bạch Đàn - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 12
Lưu ý khi chữa viêm xoang bằng lá xông bạch đàn

Phương pháp xông hơi không phải là hình thức điều trị bệnh viêm xoang triệt để. Tuy nhiên nếu bạn áp dụng đúng cách, thường xuyên và kết hợp cùng nhiều liệu pháp khác vẫn sẽ giúp khắc phục bệnh viêm xoang. Khi chữa viêm xoang xông lá bạch đàn, người bệnh lưu ý những vấn đề sau:

  • Trước khi xông mũi, bạn nên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý trước để khi xông các vi khuẩn nằm tại mũi ngoài không có khả năng tiếp cận đi vào sâu trong niêm mạc hay xoang mũi.
  • Sử dụng lá bạch đàn ở nguồn uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn, rửa lá bạch đàn sạch để tránh tồn đọng lại bụi, hóa chất bảo vệ thực vật còn trên bề mặt lá.
  • Người bệnh sử dụng lá bạch đàn hoặc tinh dầu Khuynh Diệp chữa viêm xoang đều có hiệu quả tương tự. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh khuyến khích dùng dầu Khuynh Diệp.
  • Kiên trì với phương pháp điều trị viêm xoang theo dân gian vì thường cách này sẽ lâu thấy hiệu quả hơn nhưng lại đảm bảo được tính an toàn, ít phát sinh tác dụng phụ.
  • Điều trị viêm xoang xông lá bạch đàn đáp ứng hiệu quả đối với những trường hợp bệnh nhẹ. Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, người bệnh nên chủ động đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
  • Bệnh nhân nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để tăng cường đề kháng. Trong đó các gia vị như gừng, tỏi, nghệ, củ cải, cá hồi, dứa bổ sung kháng sinh tự nhiên.
  • Tăng cường nhóm thực phẩm giàu kẽm, chất chống oxy hóa cao và cả omega-3. Những dưỡng chất này hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động tốt giúp phòng ngừa bệnh.
  • Khi mắc bệnh viêm xoang, bạn cần phải kiêng sữa, các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá..), thức ăn cay, nóng, qua chiên xào và chế biến sẵn, hạn chế ăn kem hay đá lạnh vì chúng sẽ làm trạng sưng viêm tại xoang nghiêm trọng hơn.
  • Song song với xông hơi, bạn nên uống nước ấm để làm ẩm họng, hạn chế ho và khó thở. Trung bình mỗi ngày nên uống từ 2 – 2,5l nước.
  • Ngủ đủ giấc ( 7 – 8 tiếng), giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng trong công việc và cuộc sống.
  • Thường xuyên tập luyện thể dụng nhẹ nhàng, chú ý đến nhịp thở khi tập luyện để hệ thống hô hấp hoạt động đều đặn và ổn định.
  • Thường xuyên theo dõi sức khoẻ và cập nhật tình trạng bệnh đến bác sĩ.

Phụ nữ mang thai và cho con bú: bạch đàn có thể an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú khi tiêu thụ với lượng có trong thực phẩm. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng dầu bạch đàn. Không đủ thông tin về sự an toàn khi sử dụng trong khi mang thai hoặc cho con bú.

Trẻ em: dầu bạch đàn có thể an toàn cho trẻ em. Bạn không nên cho trẻ uống hoặc bôi lên da. Tốt nhất là bạn tránh sử dụng bạch đàn với lượng lớn hơn lượng thực phẩm.

Phẫu thuật: vì bạch đàn có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, nên thảo dược này làm cho việc kiểm soát lượng đường trong máu khó khăn trong và sau khi giải phẫu. Ngừng sử dụng bạch đàn ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Xem thêm:  Bạch Giới Tử Có tác dụng gì với sức khỏe? Đặc điểm cây thế nào?

Xem thêm: Bàn Long Sâm Là cây gì? Có dùng làm thuốc được không? Có hiệu quả không?

Tiêu Chuẩn Chọn Giống

Dựa vào chỉ tiêu kinh tế để chọn giống, nên khi trồng bạch đàn cần chú ý chọn loài và xuất xứ cho năng suất cao, thích hợp với điều kiện sinh thái từng vùng và khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nammột số loài đã và đang được trồng phổ cập ở nước ta như E.camaldunensis, E.tereticorni, E.Urophyla…

Bạch Đàn - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 13
Mức độ an toàn của bạch đàn như thế nào?

Các loài E.camaldunensis, E.tereticornis, E.brassina và E.pellita thích hợp với các vùng đồi thấp và đồng bằng miền Nam. Các loài E.grandis, E.saligna và E.microcorys thích hợp với vùng đất phèn nặng. Ngoài ra một số dòng bạch đàn nuôi cấy mô được nhập từ Trung Quốc về có sinh trưởng tốt như: E.urophyla(U6) sau 20 tháng tuổi có đường kính trun bình 7m; E.leizhou (38) có đường kính trung bình 9,96cm, chiều cao trung bình 8,69m (tại Bình Phước). Như vậy, có thể thấy, mỗi loài thích hợp với mỗi vùng nhất định, cần phải chọn giống kỹ, có thể trồng bằng cây hạt hoặc cây mô, hom tùy từng điều kiện cụ thể của người trồng rừng.

Thời Vụ và Mật Độ Trồng

Thời vụ trồng thường vào đầu mùa mưa, từ giữa tháng 6 đến hết tháng 7. Mật độ trồng bạch đàn biến động từ 1.500-2.000 cây/ha.

Làm Đất Và Đào Hố Trồng

Làm đất vào cuối mùa khô (khoảng tháng 5). Những nơi đất quá dốc không sử dụng máy thì phải xử lý đất bằng cách phát đốt. Những nơi đất bằng phẳng, dùng máy ủi, san lấp ụ mối, gốc cây, cỏ dại… gom vào một chỗ đốt, chú ý khi ủi tránh phá lớp đất mặt. Sau đó dùng dàn cày 3 chảo và 7 chảo cày 2 lần, độ sâu 20-30cm.

Bạch Đàn - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 14
Làm Đất Và Đào Hố Trồng

Nếu trồng Bạch đàn ở các vùng miền Tây thì phải lên luống. Kích thước: – Lên luống bằng thủ công: tạo luống rộng 3m, cao 0,8m, kênh rộng 5m. – Lên luống bằng máy (máy Challenger 2 “step”) tạo luống rộng 2,3m, cao 0,3m, kênh 2,3m. – Hố đào kích thước 20x20x20cm.

Phân Bón Lót

Có bón lót hoặc không tùy từng điều kiện đầu tư và loại đất. Nếu có điều kiện nên bón lót ngay vào hốc cây trồng. Nếu trồng rừng sử dụng máy thì nên hàng cách hàng 3,5m, còn cây cách cây từ 2m trở lên.

Kỹ Thuật Trồng Cây Bạch Đàn

Trước khi trồng nên tưới ẩm cây con, cắt bỏ bịch ni lông, tránh làm vỡ bầu, đặt cây ngay ngắn vào giữa hố, cổ rễ thấp hơn mặt đất khoảng 2cm, nén đất xung quanh chặt vừa phải, giữ cho cây ngay ngắn.

Kỹ thuật chăm sóc định kỳ

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

Bạch Đàn - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 15
Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Bạch Đàn

Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình

Sau khi trồng 1 tháng kiểm tra thấy cây nào chết phải trồng dặm, sau 3 tháng kiểm tra thấy tỷ lệ cây sống 90% là đạt yêu cầu.

Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Bạch Đàn

Một năm có thể làm cỏ 2 lần kết hợp bón phân (phân chuồng hoai 2kg/hốc hoặc 100g NPK/gốc tùy từng điều kiện cụ thể). Việc sử dụng các biện pháp lâm sinh như làm đất toàn diện và bón phân, tốc độ sinh trưởng trung bình/năm về đường kính và chiều cao đều cao hơn hẳn các xuất xứ ở cùng độ tuổi không bón phân và làm đất toàn diện.

Bạch Đàn - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 16
Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Bạch Đàn

Cây bạch đàn được trồng thành rừng, cho ta những lợi ích về kinh tế, cây bạch đàn trồng thành hàng ven đường cho ta những hàng cây cảnh tuyệt vời, bởi dáng cây suôn thẳng, màu sáng, không phân canh dưới thân của chúng, với những tán lá tỏa mùi thơm dễ chịu, cho con người những cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng khi đi dưới những hàng cây Bạch đàn và những khu rừng bạch đàn.

Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh, cách trồng và chăm sóc Cây Bạch Đàn do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Để dùng thuốc an toàn và hiệu quả, bạn nên thực hiện các bài thuốc theo hướng dẫn của lương y hoặc đến phòng khám Đông y để được bắt mạch, kê đơn.

Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:

YouTube video

Tổng kết về Bạch Đàn:

Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Bạch Đàn. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.

Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài  viết Bạch Đàn, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.

Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.

Bạn vừa đọc xong bài viết: Bạch Đàn Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website ThuocNamTrieuHoa.vn là nơi trưng bài các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả của Lương Y Triệu Thị Hòa . Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với hotline của chúng tôi ở góc màn hình.

Lương Y Triệu Thị Hòa là ai?

Triệu Thị Bích Hòa thành lập Hội Đông Y xã Ba Vì - 30 Tháng 6 năm 1996 dưới sự đồng ý của Hội Đông Y Tỉnh Hà Tây (khi đó tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào thành phố Hà Nội). Sau này được Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội công nhận Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao.

Lương Y Triệu Thị Hòa đặt nền móng cho cả Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao Ba Vì hiện nay nói riêng và Dân Tộc Dao nói chung. Trên các mạng xã hội thậm chí các báo chính thống lớn tự đặt biệt danh cho Lương Y Triệu Thị Hòa là "Bà Trùm Đông Y". Xem thêm về Lương Y Triệu Thị Hòa.

Lương Y Triệu Thị Hòa đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cây Thuốc Người Dao Ba Vì"

Bìa sách Cây Thuốc Người Dao Ba Vì

Cuốn sách được tin tưởng và tài trợ bởi những quỹ uy tín bậc nhất thế giới Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.

Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ, in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012

Với hơn 507 cây thuốc quý hiếm được thống kê, hiệu đính về mặt chuyên môn của những chuyên gia đầu ngành dược Việt Nam, cũng chia sẻ những bài thuốc hay cho cộng đồng.

Lưu Ý: Lương Y Triệu Thị Hòa Nay Đã Ngoài 75 Tuổi Nên Không Thể Thường Xuyên Trực Tiếp Tư Vấn Cho Quý Khách Được, Mong Quý Khách Hàng Kính Mến Hết Sức Thông Cảm, Trí Tuệ Con Người Có Thể Để Lại Những Di Sản Vượt Xa Không Gian Thời Gian Nhưng Cơ Thể Vật Lý Không Thể Vượt Qua Giới Hạn Bất Biến Của Quy Luật Tuổi Tác, Tất Cả Các Sản Phẩm Tại ThuocNamTrieuHoa.vn Cam Kết 100% Sản Phẩm Chất Lượng Từ Lương Y và Được Tư Vấn Tận Tình Từ Dược Sĩ Đã Xác Minh Đủ Chuyên Môn Để Phục Vụ, Quý Khách Hàng Hoàn Toàn Có Thể Yên Tâm, Tại Đây Tuyệt Đối Không Có Dược Sĩ Giả, Sản Phẩm Giả.

Giao Hàng Tại Nhà Toàn Quốc Phục Vụ Quý Khách Kính Mến - Hãy Liên Hệ Hotline Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Thuốc Nam Triệu Hòa.vn Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Bằng Thảo Dược Quý Hiếm Từ Tản Viên Sơn Thánh

CHAT ZALO
HN: 0981.025.987