Chào bạn chúng ta lại gặp nhau trong bài viết này, đây là bài viết nằm trong chuyên mục những cây thuốc quanh khu vườn quanh gia đình, Thuốc Nam Triệu Hòa xin chia sẻ về Bài thuốc chữa bệnh từ lá tía tô và cây lu lu đực bao gồm những thông tin hữu ích cho bạn để bạn có thể hiểu thêm về Bài thuốc dân gian từ lá tía tô.
Ngoài ra còn có những cách sử dụng tuyệt vời cho loại cây thuốc hay – kỳ diệu này.
Khi chúng ta có những kiến thức hữu ích và có có tính xác thực từ những đơn vị uy tín thì bạn có thể sử dụng những loại cây thuốc xung quanh nhà để hỗ trợ cho việc bảo vệ sức khỏe dễ dàng hơn.
Bởi vì đây tất cả là những cây thuốc bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm xung quanh khu vườn nhà mình.
Bình thường chúng ta luôn luôn thấy những cây này nhưng chúng ta không biết đây là một cây có thể hỗ trợ cho bạn về vấn đề sức khỏe rất tốt. Không để bạn đợi lâu, bây giờ mời bạn đọc tiếp bài viết để hiểu rõ về Bài thuốc chữa bệnh từ lá tía tô và cây lu lu đực.
Bài thuốc dân gian từ lá tía tô
Chữa bệnh dạ dày: Trong lá khôi tía có chứa tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, làm liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày. Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, nếu dùng ở dạng nước sắc, lá khôi tía không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.
Giải cảm phong hàn: Trường hợp cảm mạo phong hàn sốt gai rét, đau đầu, ngực đầy tức dùng bài hương tô tán (lá tía tô 8g, hương phụ 8g, trần bì 6g, Cam thảo 4g, cho thêm gừng tươi 2 lát sắc nước uống) có thể xông lúc thuốc đang nóng tác dụng làm ra mồ hôi tốt.
Tiêu đờm giảm ho: Trường hợp ho do ngoại cảm phong hàn dùng bài: Tam tử dương thân thang (tô tử 6-12g, la bạc tử 8-12g, bạch giới tử 6-8g) gia vị (thường kèm theo thuốc thanh nhiệt hoặc nhuận phế), chữa các chứng bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản cấp mạn ho nhiều đờm.
Làm trắng da, sạch mụn: Tắm và ngâm mình cũng là một cách làm hiệu quả giúp làn da trắng và sạch mụn với lá tía tô. Trong lá tía tô chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C và các chất như Ca, Fe, P, đồng thời có một hàm lượng nhỏ chất tẩy trắng tự nhiên vốn không gây tổn hại gì cho da, giúp cho da mịn màng và trắng hồng từ sâu bên trong.
Giảm sưng khớp và phòng ngừa bệnh Gout: Sao khô tía tô (cả lá lẫn thân) rồi tán thành bột để pha trà uống hằng ngày, hoặc nhào bột với nước nóng thành bột nhão đem đắp trực tiếp vào vị trí khớp bị viêm sẽ nhanh chóng làm giảm cơn đau nhức, giảm tình trạng viêm tấy đỏ.
Xem thêm:Cây Bá Bệnh (Mật Nhân) là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng
Bài thuốc từ cây lu lu đực
Cây lu lu đực có vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tan ứ huyết, tiêu viêm, tiêu thũng. Do toàn cây có chất độc, đặc biệt là quả, nên dùng phải thận trọng.
Chữa viêm phế quản cấp, viêm họng: Lu lu đực 30g, cát cánh 10g, cam thảo 4g. Sắc uống.
Chữa tiểu tiện không thông, phù thũng, gan to: Lu lu đực 40g, mộc thông 20g, rau mùi 20g. Sắc uống. Có thể dùng toàn cây rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống; hoặc ngọn non 50-100g luộc ăn trong ngày.
Chữa sốt: Bột rễ lu lu đực 100g, bột rễ ké hoa vàng 100g, hạt tiêu đen 2,5g. Làm thuốc bột. Mỗi lần uống 3 – 5g.
Chữa bỏng nhẹ, vẩy nến: Ngọn non hoặc lá, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước bôi. Hoặc dùng toàn cây nấu lấy nước, cô thành cao mềm (cao long quỳ) để bôi chữa vảy nến hay trĩ.
Chữa vết thương đụng giập, sưng tấy, ứ máu, đau nhức: Giã nát 80 – 100g cây tươi, thêm ít giấm, ép lấy nước để uống, bã đắp chỗ đau.
Như vậy bài viết trên đây thuốc nam Triệu Hòa đã chia sẻ với bạn những kiến thức cơ bản nhất và hữu ích nhất về cây tía tô làm các bài thuốc hay.
Hi vọng góp phần giúp bạn có thêm những hiểu biết nhất định và sử dụng hợp lý những loại cây thuốc tuyệt vời này. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm thuốc nam Triệu Hòa tại đây.
Bài viết này được nhóm biên tập viên của Thuốc Nam triệu Hòa tham khảo từ những đơn vị uy tín, và theo như yêu cầu được ghi rõ có tham khảo Nguồn từ Bandantoc.vn.
Xem thêm: Diệp hạ châu là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng