Bại Tương Thảo Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Bại Tương Thảo, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.

Bài viết Bại Tương Thảo được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.

Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây

Bại Tương Thảo là cây thuốc có nhiều tác dụng quý như trị mụn đinh nhọt, đau lưng hậu sản, viêm ruột thừa, táo bón, viêm gan vàng da… Bệnh nhân cần sử dụng đúng liều lượng được hướng dẫn dưới đây để tránh gặp phải tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Và để hiểu thêm những thông tin về đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Bại Tương Thảo mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Bại Tương Thảo - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 5

Tổng quan về Bại Tương Thảo

  • Tên gọi khác: Bại tương, khô thán, cây trạch bại, cây lộc trường, khổ chức, mã thảo, kỳ minh, lộc thủ.
  • Tên gọi khoa học: Patrinia scaplosaefolia Lamk.
  • Thuộc họ: Nữ lang – Valerianaceae

Đặc điểm của cây thuốc

  • Thân cây: Bại tương thảo là cây thần thảo, mềm, nhỏ, tuổi thọ trung bình từ 1 – 2 năm. Cây trưởng thành phát triển nhiều cành. Bề mặt thân và cành nhẵn, ruột bên trong rỗng. Chiều cao mỗi cây dao động từ 0,7 – 1,5 mét.
  • Lá: Các lá mọc đối xứng dọc theo thân và cành, xẻ dạng lông chim. Màu lá xanh lục, có phiến khép. Riêng các lá mọc dưới gốc có cuống nhỏ hình bẹ, có thể phát triển thêm 2 lá tai gọi là thùy, thường có khuynh hướng mọc chỉa lên trên và hơi ôm vào thân cây. Hai bên mép lá có hình răng cưa, các răng không đều nhau.
  • Hoa: Bại tương thảo mọc hoa thành chùm. Cuống hoa đâm ra từ các nách lá hoặc đầu cành, ngọn cây. Cánh hoa nhỏ màu vàng nhạt.
  • Quả: Hình trứng, hơi dẹt, bên ngoài quả có nhiều lông bao phủ xung quanh. Một mặt có 3 sóng và bên còn lại có 1 sóng. Vào mùa thu quả bắt đầu già và có khuynh hướng lụi khi đông về.
  • Rễ: Hình trụ dài, chỗ to chỗ nhỏ đâm sâu vào lòng đất. Xung quanh phát triển thêm nhiều rễ con.

Khu vực phân bố

Bại tương thảo là cây ưa ánh sáng. Tuy nhiên cây cũng có khả năng hơi chịu bóng và phân bố tập trung ở những vùng có khí hậu ẩm mát. Loại cây này được tìm thấy rất nhiều ở Trung Quốc, đặc biệt là ở các khu vực sườn đồi hoặc bên vệ đường.

Xem thêm:  Bạch Linh Có tác dụng gì với sức khỏe? Đặc điểm cây thế nào?

Ở nước ta, cây bại tương thảo phát triển ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng… nhưng với số lượng ít. Chính vì vậy không phải ai cũng biết cây này.

Bộ phận sử dụng

Tất cả các bộ phận của cây bại tương thảo đều được y học cổ truyền sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên được dùng nhiều nhất vẫn là rễ cây.

Thu hái – Sơ chế

Rễ được thu hoạch vào tháng 8 là có giá trị dược liệu tốt nhất. Các bộ phận khác có thể thu hái quanh năm. Dược liệu đem về rửa sạch, phân loại từng bộ phận, dùng tươi hoặc phơi khô, bào chế dùng dần.

Bào chế thuốc

Theo Lôi Công Bào chế Dược Tính Luận, rễ già của cây bại tương thảo được đem đồ sôi cùng với một ít lá cam thảo trong 3 tiếng liên tục. Sau đó, loại bỏ lá cam thảo, giữ rễ cây lại đem phơi khô, tích trữ sử dụng lâu dài.

Đặc điểm dược liệu

  • Thân khô thẳng, bề mặt thô ráp, đường kính từ 3 – 6mm, chiều dài khoảng 1 đốt ngón tay, vỏ màu vàng nâu. Một số đoạn bị bể rỗng ở giữa, mặt trong màu trắng.
  • Lá nhăn nheo nhưng nếu để ý kỹ vẫn thấy sẻ thùy lông chim và có răng cưa hai bên mép lá.
  • Rễ màu nâu, chất cứng, cong queo.

Cách bảo quản thế nào?

Để dược liệu không bị mốc và tích trữ được lâu cần để nơi thoáng mát. Tốt nhất là cho vào hũ sạch hoặc đóng bịch để không bị nhiễm bụi bẩn, vi khuẩn.

Các thành phần hóa học của cây

Đem rễ cây bại tương thảo phân tích trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu thu được 8% tinh dầu và một số chất hóa học khác.

Xem thêm: Cây Hoắc Hương Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

Vị thuốc bại tương thảo

Bại Tương Thảo - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 6
Vị thuốc bại tương thảo

Tính vị thế nào?

Bại tương thảo tính hàn nhẹ, vị cay, đắng

Quy kinh

Sách Trung Quốc Dược Thuộc học Đại Từ Điển ghi nhận, dược liệu bại tương thảo có khả năng quy vào 3 kinh gồm:

  • Kinh Vị
  • Kinh Can
  • Kinh Đại Trường

Tác dụng ra sao? dược lý của bại tương thảo

– Trong y học cổ truyền:

+ Theo sách Trung Quốc Dược Thuộc học Đại Từ Điển ghi nhận: Sử dụng chiết xuất bại tương thảo có khả năng tiêu độc cho cơ thể, giải nhiệt, trị nóng trong, bài nông, tiêu ứ.

+ Sách Tân hoa bản thảo cương yếu cũng ghi chép lại, cả cành và hoa bại tương thảo kích thích lưu thông máu, chống ứ, bài nùng, thải độc, lợi thấp, làm mát cơ thể, tiêu nhọt.

Chủ trị

  • Nóng trong, táo bón
  • Mụn đinh nhọt ngoài da
  • Mụn nhọt trong ruột
  • Viêm ruột thừa cấp
  • Ứ huyết, đau bụng sau sinh
  • Viêm gan vàng da
  • Bí tiểu
  • Viêm kết mạc cấp tính…

– Theo nghiên cứu hiện đại:

Chiết xuất từ dược liệu có những tác dụng như sau:

  • Xoa dịu trạng thái căng thẳng ở dây thần kinh
  • Ức chế co thắt các cơ ở tuyến tiền liệt của nam giới, tăng cường hoạt động tiết dịch của tuyến
Xem thêm:  Trái Dư Là Loại Quả Gì? Đặc Điểm Ra Sao? Có Độc Không? Có Ăn Được Không?

Liều lượng – Cách sử dụng

Bại tương thảo thường được dùng làm thuốc sắc uống. Lá có thể sử dụng làm thuốc đắp ngoài da.

  • Đường uống: 9 – 30g mỗi ngày
  • Dùng ngoài: Không kể liều lượng

Độc tính như thế nào

Chưa có thông tin nào ghi nhận về độc tính của bại tương thảo. Tuy nhiên, nếu uống quá liều lượng người dùng có thể gặp các tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn
  • Nhức đầu
  • Giảm số lượng tế bào bạch cầu
Bại Tương Thảo - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 7
Bài thuốc chữa bệnh sử dụng bại tương thảo

Bại tương thảo là một phần không thể thiếu trong nhiều thuốc chữa bệnh của y học cổ truyền. Người bệnh có thể sử dụng dược liệu này làm thuốc nếu rơi vào các trường hợp dưới đây.

1. Điều trị đau bụng hậu sản có cảm giác như bị dùi đâm

  • Chuẩn bị: 5 lượng bại tương thảo
  • Cách sử dụng: Sắc dược liệu với 4 bát nước. Đun lửa nhỏ đến khi thấy nước sắc cô đặc còn khoảng 2 bát thì ngưng. Chia thuốc sắc được làm 3 lần uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang.

Theo sách Vệ Sinh Giản Dị Phương.

Xem thêm: Bạch Đàn Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

2. Điều trị các vấn đề trong đường ruột: Ruột nổi mụn nhọt, có mủ hoặc bị viêm ruột thừa

Sử dụng bài thuốc Ý Dĩ Phụ Tử Bại Tương Thang

  • Chuẩn bị: Bại tương thảo (2 phần), hắc phụ ( 2 phần), cườm thảo (10 phần)
  • Cách dùng: Tất cả nghiền kỹ thành bột mịn. Hàng ngày lấy 1 muỗng canh bột thuốc sắc với 2 bát nước cho cạn còn 1 bát. Gạn ra uống hết 1 lần. Khi đi tiêu ra được thì bệnh sẽ bớt.

Theo sách Kim Qũy Yếu Lược

3. Điều trị sung huyết kết mạc, viêm kết mạc cấp tính gây sưng đau

  • Chuẩn bị thang thuốc gồm: 60g rễ cây bại tương thảo, 60g diếp trời, 15g nhẫn đông hoa
  • Cách sử dụng: Sắc thuốc cùng 4 bát nước lấy 2 bát. Uống 3 lần trong ngày cho hết.

Theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược.

4. Điều trị ứ huyết, căng đau vùng bụng dưới ở phụ nữ sau sinh

  • Chuẩn bị: 60g rễ cây bại tương thảo
  • Cách dùng thuốc: Sắc lấy nước đặc chia uống 3 lần

Theo sách Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược

5. Điều trị bệnh lở loét, có cảm giác ngứa ngáy quanh lưng

  • Chuẩn bị: Bại tương thảo
  • Cách sử dụng: Dược liệu đem sắc kỹ lấy nước rửa bên ngoài khu vực bị tổn thương

Theo sách Dương Thị Sản Nhũ Phương

6. Điều trị chứng đau lưng cho phụ nữ trong thời kỳ hậu sản

  • Chuẩn bị các thành phần gồm: Bại tương thảo (8 phân), vân quy (8 phân), giả mạc gia (6 phân), thược dược (6 phân), quế tâm (tức phần vỏ quế khô đã được cạo sạch lớp biểu bì, 6 phân).
  • Cách sử dụng: Sắc thuốc với 2 chén nước cho cạn còn 1 chén. Gạn ra chờ thuốc nguội chia làm 2 lần uống. Trong quá trình điều trị cần kiêng ăn hành.

Theo sách Quảng Tế Phương

7. Điều trị bệnh viêm ruột thừa cấp ( chưa có mủ), táo bón, khó đi ngoài 

  • Chuẩn bị thang thuốc: Bại tương thảo 40g, diếp trời (bồ công anh) 40g, cỏ tím 40g, hạt bí đao (Đông qua nhân ) 40g, hạt đào 9g
  • Cách sử dụng: Mỗi ngày sắc 1 thang chia làm 2 – 3 lần uống.

Theo sách Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách

Xem thêm:  Cây Bạc Thau Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

8. Điều trị bí tiểu, bệnh viêm gan vàng da cấp tính, tiêu thũng

  • Chuẩn bị: 30g bại tương thảo, 15g hạt dành dành, 30g khoản cân thảo, 30g thổ nhân trần.
  • Cách sử dụng: Sắc các dược liệu trên chung với nhau lấy nước đặc. Pha thêm một ít đường cát trắng vào cho dễ uống.

Theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược

9. Chữa ho, trong phổi có đờm mủ

  • Chuẩn bị: 1 cân bại tương thảo, 2 cân diếp cá, 1 cân lô căn, 1 cân đại hoàng đằng, 1/2 cân cát cánh.
  • Cách sử dụng: Cho hết dược liệu vào ấm, thêm 500ml nước vào sắc kỹ lấy nước chia uống 3 lần cho hết trong ngày.

Theo sách Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách

10. Bài thuốc chữa sản hậu xuống huyết kéo dài đến cả tuần chưa cầm

  • Thành phần: Bại tương thảo (6 phân), vân quy (6 phân), sâm nam (8 phân), thược dược (8 phân), hương thảo (4 phân), trúc nhự (4 phân), thục địa (12 phân).
  • Cách dùng: Các vị thuốc đã chuẩn bị đem rửa qua nước cho sạch bụi bẩn. Cho thuốc vào ấm, đổ 3 bát nước sắc còn 2 bát. Gạn ra chia làm 2 – 3 lần uống khi bụng đang đói.

Theo sách Ngoại Đài Bí Yếu của danh y Vương Đào.

11. Điều trị mụn đinh nhọt chưa vỡ mủ bằng lá bại tương thảo

  • Chuẩn bị: Lá non cây bại tương thảo
  • Cách sử dụng: Dược liệu mới hái về nên dùng ngay. Rửa sạch lá với nước muối rồi giã đắp trực tiếp vào nốt đinh nhọt mỗi ngày 2 lần. Lưu ý không áp dụng khi mụn nhọt đã vỡ.

Theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách

Xem thêm: Cây Lục Bình Là cây gì? Có dùng làm thuốc được không? Có hiệu quả không?

Lưu ý khi dùng bại tương thảo

Bại Tương Thảo - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 8
Lưu ý khi dùng bại tương thảo

– Không dùng bại tương thảo cho các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân không có ứ trệ
  • Thực nhiệt
  • Người bị dị ứng với thành phần của dược liệu

– Sử dụng đúng liều lượng được hướng dẫn

– Trường hợp dùng bại tương thảo chữa bệnh trong thời gian dài cần có sự đồng ý của thầy thuốc

– Hiệu quả sử dụng dược liệu phụ thuộc vào cơ địa, thể trạng của từng bệnh nhân. Trong quá trình sử dụng thuốc cần có chế độ kiêng cữ phù hợp với từng bệnh và phối hợp với các phương pháp điều trị khác nếu cần thiết để bệnh tình mau chóng được đẩy lùi.

Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Bại Tương Thảo do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Để dùng thuốc an toàn và hiệu quả, bạn nên thực hiện các bài thuốc theo hướng dẫn của lương y hoặc đến phòng khám Đông y để được bắt mạch, kê đơn.

Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:

YouTube video

Tổng kết về Bại Tương Thảo:

Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Bại Tương Thảo. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.

Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài  viết Bại Tương Thảo, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.

Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.

Xem thêm:Cây Dã Hương Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

Bạn vừa đọc xong bài viết: Bại Tương Thảo Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website ThuocNamTrieuHoa.vn là nơi trưng bài các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả của Lương Y Triệu Thị Hòa . Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với hotline của chúng tôi ở góc màn hình.

Lương Y Triệu Thị Hòa là ai?

Triệu Thị Bích Hòa thành lập Hội Đông Y xã Ba Vì - 30 Tháng 6 năm 1996 dưới sự đồng ý của Hội Đông Y Tỉnh Hà Tây (khi đó tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào thành phố Hà Nội). Sau này được Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội công nhận Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao.

Lương Y Triệu Thị Hòa đặt nền móng cho cả Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao Ba Vì hiện nay nói riêng và Dân Tộc Dao nói chung. Trên các mạng xã hội thậm chí các báo chính thống lớn tự đặt biệt danh cho Lương Y Triệu Thị Hòa là "Bà Trùm Đông Y". Xem thêm về Lương Y Triệu Thị Hòa.

Lương Y Triệu Thị Hòa đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cây Thuốc Người Dao Ba Vì"

Bìa sách Cây Thuốc Người Dao Ba Vì

Cuốn sách được tin tưởng và tài trợ bởi những quỹ uy tín bậc nhất thế giới Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.

Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ, in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012

Với hơn 507 cây thuốc quý hiếm được thống kê, hiệu đính về mặt chuyên môn của những chuyên gia đầu ngành dược Việt Nam, cũng chia sẻ những bài thuốc hay cho cộng đồng.

Lưu Ý: Lương Y Triệu Thị Hòa Nay Đã Ngoài 75 Tuổi Nên Không Thể Thường Xuyên Trực Tiếp Tư Vấn Cho Quý Khách Được, Mong Quý Khách Hàng Kính Mến Hết Sức Thông Cảm, Trí Tuệ Con Người Có Thể Để Lại Những Di Sản Vượt Xa Không Gian Thời Gian Nhưng Cơ Thể Vật Lý Không Thể Vượt Qua Giới Hạn Bất Biến Của Quy Luật Tuổi Tác, Tất Cả Các Sản Phẩm Tại ThuocNamTrieuHoa.vn Cam Kết 100% Sản Phẩm Chất Lượng Từ Lương Y và Được Tư Vấn Tận Tình Từ Dược Sĩ Đã Xác Minh Đủ Chuyên Môn Để Phục Vụ, Quý Khách Hàng Hoàn Toàn Có Thể Yên Tâm, Tại Đây Tuyệt Đối Không Có Dược Sĩ Giả, Sản Phẩm Giả.

Giao Hàng Tại Nhà Toàn Quốc Phục Vụ Quý Khách Kính Mến - Hãy Liên Hệ Hotline Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Thuốc Nam Triệu Hòa.vn Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Bằng Thảo Dược Quý Hiếm Từ Tản Viên Sơn Thánh

CHAT ZALO
HN: 0981.025.987