Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Cây Lá Dứa (cơm nếp) – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.
Bài viết Cây Lá Dứa (cơm nếp) – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.
Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây
Cây Lá Dứa là loại cây thân thảo quen thuộc được sử dụng nhiều trong nấu nướng. Chưa dừng lại ở đó, Lá Dứa còn góp mặt trong nhiều công thức làm đẹp được các bóng hồng yêu thích. Đặc biệt, các bài thuốc chữa bệnh từ Lá Dứa, được ông bà ta lưu truyền còn được áp dụng cho tới ngày nay. Xem ngay bài viết sau đây để được bật mí thông tin từ A đến Z về loài thảo dược có công dụng đa dạng này nhé!
Tổng quan về Cây Lá Dứa
Cây lá dứa là một trong những loài mọc dại, xuất hiện phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến loài thực vật này. Dưới đây là một vài thông tin tổng quan chung về loài thực vật này:
- Tên gọi khác: Cây cơm nếp, cây lá nếp, lá thơm, lá nếp
- Tên cây theo khoa học: Pandanus Amaryllifolius
- Thuộc họ: Dứa dại (Pandanaceae)
Không ít người thắc mắc lá nếp là lá gì, liệu đây có phải là lá dứa hay không? Thực chất, hai tên gọi này là cùng một loài thực vật. Để phân biệt cây lá dứa thơm trong tự nhiên có thể dựa vào những đặc điểm nổi bật dưới đây:
- Thuộc loài thân thảo, mọc hoang nhiều ở khu vực nhiệt đới, chịu được khô hạn.
- Thân cây ngắn, mọc thẳng đứng và không sinh trưởng đơn lẻ mà tập hợp thành đám.
- Từ thân, các lá mọc chụm lại theo các đường gân dọc tại thành bụi. Mỗi phiến lá có hình lưỡi gươm dài khoảng 30 – 40cm, rộng khoảng 3 – 4cm, màu xanh mướt, mùi thơm đặc trưng như cơm nếp. Mặt dưới có lá có màu xanh đậm hơn, đôi khi được phủ một lớp lông ngắn mịn và cả hai mặt đều không có gai.
- Cây lá dứa không có quả hay hoa.
Người dùng cần chú ý là tuyệt đối không được nhầm lẫn với cây dứa ăn quả. Vậy điểm khác biệt giữa cây dứa (khóm) với cây lá nếp là gì? Điểm dễ phân biệt nhất là hai mép lá nếp đều không có gai, đặc biệt là có mùi thơm đặc trưng tựa mùi cơm nếp chín. Ngược lại, lá cây khóm dày, cứng, có gai ở hai mép và loài cây này có ra quả.
Cây lá nếp có sức sống khỏe, thường mọc hoang ở nhiều khu vực như vườn, bờ ruộng, ven suối, bìa rừng,… Đặc biệt phát triển mạnh mẽ ở những khu vực ẩm ướt, có bóng râm. Loài này được tìm thấy nhiều ở khu vực các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.
Tại Việt Nam, số lượng cây lá dứa xuất hiện rải rác khắp mọi miền đất nước và được nhiều hộ gia đình, khu dược liệu tiến hành trồng để khai thác. Vùng phổ biến nhất phải kể đến khu vực Miền Nam và Tây Nguyên.
Một đặc điểm nổi bật của cây lá dứa là không có bộ phận quả và hoa, chỉ có lá là phát triển mạnh nhất. Đây cũng chính là bộ phận được thu hái nhiều nhất dùng vào nhiều mục đích khác nhau như nấu ăn, đun nước uống, chữa bệnh,…
Lá dứa có thể thu hoạch vào bất cứ mùa nào trong năm. Khi thu hái, nên chọn những chiếc lá bánh tẻ, phát triển ở nơi sạch sẽ, không sâu bệnh.
Sau khi lấy về đem rửa sạch, loại bỏ hết tạp chất, bụi bẩn hay côn trùng bám xung quanh rồi ngâm trong dung dịch nước muối loãng từ 5 – 10 phút.
Lá dứa sử dụng dưới dạng tươi hay khô đều không ảnh hưởng đến mùi thơm hay chất lượng dược liệu. Để thu được thảo dược khô, người dùng có thể tham khảo các bước tiến hành như sau:
- Lá cây mang về rửa sạch, có thể cắt thành những khúc nhỏ.
- Rải đều ra tấm lót sạch, phơi trong bóng râm đến khi khô hoàn toàn.
- Sau đó bọc trong các lọ hoặc túi nilon kín để tránh nấm mốc, côn trùng và bay hết mùi thơm.
Xem thêm: Cây Thông Đất có đặc điểm và tác dụng gì với sức khỏe con người?
Sử dụng lá dứa có tác dụng gì cho sức khỏe?
Lá dứa là một trong những nguyên liệu chính giúp tạo mùi thơm cho các món ăn thêm phần hấp dẫn. Bên cạnh đó, loài cây này còn có nhiều công dụng chữa bệnh được sử dụng phổ biến trong Đông y và y học hiện đại. Cụ thể, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lá dứa khô có tác dụng gì ngay sau đây.
Trong các tài liệu Đông y, lá dứa là dược liệu phổ biến, dễ sử dụng bởi mùi thơm đặc trưng và không chứa độc tố. Thảo dược này được dùng trong nhiều bài thuốc chủ trị các chứng như ho, sốt cao, cảm mạo phong hàn, phong thấp, tứ chi đau nhức, cân bằng đường huyết, bổ phế,…
Điểm nổi bật nhất của dược liệu này là có mùi thơm đặc trưng như mùi hương cơm nếp. Đây là mùi thơm được tạo ra từ một loại enzyme không bền và dễ bị oxy hóa, không gây độc hại cho sức khỏe. Ngoài ra, chiết xuất từ thảo dược này còn chứa nhiều hợp chất quý tốt cho sức khỏe như:
- Chất xơ, nước chiếm đến 90%
- Alkaloid, Glycosides
- 2 – Acetyl – 1 – Pyrroline
- 3 – Methyl – 2 (5H) – Furanon
Vậy những hợp chất này trong lá dứa nấu nước uống có tác dụng gì? Những thông tin trong nội dung sau đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời.
Lá dứa thơm thường được dùng để tạo mùi hương cho các món ăn như trà lá sâm dứa, cơm nếp, bánh, chè,… Đồng thời, theo các nghiên cứu của y học hiện đại, dược liệu này còn có mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể bao gồm:
- Lợi tiểu, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.
- An thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi, chống lo âu, trầm cảm.
- Cải thiện các căn bệnh liên quan đến xương khớp như đau nhức, thấp khớp,…
- Hạ nhiệt, giải cảm, kích thích tiêu hóa hiệu quả.
- Chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, loại bỏ các tế bào xấu trong máu, cân bằng đường huyết.
- Làm đẹp da, mờ các vết rạn, thâm trên da.
Bên cạnh đó, không ít người dùng băn khoăn liệu rằng lá dứa có tốt cho bà bầu không? Theo ý kiến các chuyên gia, tác dụng của lá dứa không hề ảnh hưởng đến thai nhi, phụ nữ mang thai có thể sử dụng nhưng cần tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý dùng.
Xem thêm: Cây Muồng Trâu có đặc điểm gì dễ nhận ra? Tác dụng trong làm thuốc của cây?
Những cách dùng cây lá dứa đơn giản, hiệu quả nhất
Lá dứa là một nguyên liệu tự nhiên, không có tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, người dùng cũng cần phải biết sử dụng đúng cách để khai thác công dụng của lá dứa thơm hiệu quả, an toàn. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến quý bạn đọc những cách dùng phổ biến của dược liệu này.
Với mùi thơm đặc trưng, màu xanh hấp dẫn, lá dứa được dùng phổ biến trong các món chè, thạch, cơm nếp. Cách sử dụng nguyên liệu này trong các món ăn như sau:
- Dùng 1 – 2 lá nếp tươi hoặc khô, rửa sạch.
- Đun cùng với một bát nhỏ nước trong khoảng 5 – 10 phút để lấy hết dưỡng chất trong lá.
- Dùng nước thu được làm nguyên liệu thay cho nước tinh khiết trong các món ăn.
Cần lưu ý rằng không được quá lạm dụng nguyên liệu này mà chỉ nên dùng ở mức độ vừa phải.
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm: một chén nhỏ dầu dừa cùng 3 chiếc lá thơm.
- Đun dầu dừa dưới ngọn lửa nhỏ, đến khi nóng già thì tắt bếp.
- Lá dứa rửa sạch rồi thái nhuyễn, trộn đều cùng dầu dừa.
- Đến khi dầu đã nguội thì thoa hỗn hợp lên vùng khớp bị đau nhức, kết hợp với xoa bóp đều đặn.
Bài thuốc này có thể thực hiện từ 1 – 2 lần/ngày, kiên trì sử dụng sẽ giúp giảm các cơn đau khớp do viêm, thay đổi thời tiết, gout,…
Uống nước lá thơm mỗi ngày giúp người bệnh cân bằng đường huyết từ đó giúp phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. Cách lấy nước lá dứa gồm những công đoạn sau:
- Dùng 1 – 2 lá thơm tươi hoặc khô đem rửa sạch, thái nhuyễn.
- Bỏ dược liệu vào ấm trà, đổ thêm nước sôi rồi ủ trà trong khoảng 15 phút là có thể dùng được. Hoặc có thể nấu cùng với nước, để sôi trong vòng 5 phút rồi tắt bếp, thưởng thức khi còn nóng ấm.
Người dùng có thể sử dụng hàng ngày để mang đến hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
- Lấy 3 – 4 chiếc lá chia làm hai phần.
- Phần thứ nhất mang xay hoặc giã nhuyễn, chắt lấy nước cốt. Phần hai bỏ đun cùng với khoảng 300ml nước.
- Đun phần lá đến khi sôi thì thêm một ít đường phèn vừa đủ, khuấy đều. Sau đó để nguội bớt rồi đổ nước cốt lá dứa đã chuẩn bị vào rồi đun đến khi sôi thì tắt bếp.
Cuối cùng đổ ra cốc và thưởng thức khi còn ấm, mỗi ngày nên thực hiện 1 lần.
Dùng lá cơm nếp để xông hơi giải cảm là cách dùng phổ biến ở nhiều địa phương. Bạn có thể sử dụng cách làm này kết hợp với các biện pháp khác để trị cảm, các bước tiến hành đơn giản như sau:
- Chuẩn bị lá dứa tươi hoặc khô rửa sạch.
- Bỏ vào nồi đun cùng với một ít muối tinh rồi dùng để xông hơi trong khoảng 5 – 10 phút.
Với cách làm này, người dùng cần lưu ý về nhiệt độ của nước để tránh gây bỏng hay tổn thương da. Đồng thời không nên xông hơi đến khi hết hơi nước bởi nước nguội rất dễ bị cảm lạnh.
- Chuẩn bị: 3 – 4 chiếc lá dứa rửa sạch, cắt thành những khúc nhỏ.
- Sắc kỹ cùng với 3 bát nước đến khi cô cạn còn 2/3 lượng nước ban đầu thì chắt lấy nước uống.
Sử dụng mỗi ngày mỗi lần và vào buổi trưa sẽ giúp giảm căng thẳng, lo âu, stress.
- Dùng 7 chiếc lá dứa, dã nát hoặc xay mịn.
- Đổ thêm khoảng 1 bát nước rồi chắt lấy phần nước cốt, loại bỏ bã.
- Sau đó sử dụng nước cốt thoa lên tóc khô, ủ trong vòng khoảng 30 – 60 phút rồi gội lại với nước sạch.
Thực hiện ít nhất 1 lần/tuần giúp mái tóc chắc khỏe, mềm mượt và loại sạch gàu.
Xem thêm: Cây Nam Sâm có đặc điểm và tác dụng gì với sức khỏe con người?
Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng
Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây lá dứa. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
Đất trồng
Cây lá dứa không quá kén đất và có thể phát triển tốt trên nhiều nền đất khác nhau. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 – 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
Chọn giống và trồng cây
Hiện nay trên thị trường có 2 giống cây lá dứa gồm cây lá dứa gai đỏ và cây lá dứa đốm. Cây thường được nhân giống bằng các dâm gốc. Khi chọn giống cần chọn những cây có thân mập lá mượt và tươi.
Cây lá dứa gai đỏ: Lá hình kim to bản, dạng kiếm, thường dài 80 – 120cm, rộng 4 – 8cm, viền lá và gân chính phía dưới có gai nhọn đỏ.
Cây lá dứa lá đốm: Lá dạng kiếm, bên mép viền có màu vàng trắng.
Khi chuẩn bị giống, đất và dụng cụ trồng xong thì tiến hành trồng cây. Đào hốc, trồng cây trực tiếp xuống và lấp đất lại. Cần nén gốc để tránh việc cây bị nhổ lên. Xong khi trồng xong thì tiến hành cho đậy khoảng 10 ngày và tưới nước cho cây.
Chăm sóc
Vào mùa khô, thường xuyên tới tưới giữ ẩm cho cây. Tới mùa mưa, chú ý công tác thoát nước để tránh tình trạng cây chết vì úng.
Sau khi trồng cây lá dứa được khoảng 15 ngày thì tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân dê, phân bò, phân trùn quế… Sau đó mỗi đợt thu hoạch thì bón phân cho cây. Ngoài việc bón phân, bạn cũng phải chú ý tới việc làm cỏ cho cây.
Xem thêm: Cây Nam Sâm có đặc điểm và tác dụng gì với sức khỏe con người?
Những lưu ý khi sử dụng lá dứa
Cây lá dứa dù không chứa độc tố gây hại cho sức khỏe, có thể sử dụng hàng ngày với liều lượng nhất định. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng người dùng cũng cần chú ý những điều sau:
- Nên kiên trì sử dụng trong thời gian nhất định để thấy được những tác dụng của lá nếp.
- Khi sử dụng làm dược liệu tốt nhất nên trao đổi, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Đồng thời không tự ý thêm bất cứ dược liệu nào khác vào bài thuốc.
- Nếu thấy bất cứ dấu hiệu kích ứng với thảo dược cần ngưng sử dụng ngay và thăm khám tại các cơ sở y tế.
- Các bài thuốc từ lá dứa nếp không thể thay thế được các biện pháp chữa bệnh y khoa, vì thế người dùng không nên quá lạm dụng.
Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cây Lá Dứa do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Cây Lá Dứa là vị thuốc với nhiều tác dụng tốt với sức khỏe mọi người, bạn có thể trồng hoặc nhân giống nếu có điều kiện.
Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:
Tổng kết về Cây Lá Dứa (cơm nếp) – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng:
Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Cây Lá Dứa (cơm nếp) – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.
Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài viết Cây Lá Dứa (cơm nếp) – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.
Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.
Xem thêm: Cây Lá Bỏng là cây gì? Đặc điểm nhận dạng ra sao? Tác dụng với sức khỏe?