Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Cây Thuốc Dòi, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.
Bài viết Cây Thuốc Dòi được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.
Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây
Cây Thuốc Dòi là loại thảo dược được sử dụng làm nguyên liệu chữa trị nhiều bệnh. Đây là loại cỏ mọc hoang ở nhiều nơi nên rất dễ tìm, người ta thường dùng cây để chữa bệnh viêm họng, rong kinh, mụn nhọt,… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cũng như là những bài thuốc từ loại cây này.
Cây thuốc dòi là một loại cây thảo dược thân mềm, sống lâu. Chúng thường được dùng để làm thuốc trong Đông y và các bài thuốc nam chữa một số bệnh như ho viêm họng, thanh lọc giải nhiệt và tiêu viêm,…
Loài cây này còn có tên gọi khác thân thuộc là cây bọ mắm hay cây cỏ dòi. Sở dĩ được gọi là cây bọ mắm là bởi vì trước đây chúng thường được dùng để cho vào thùng mắm ngăn không cho nước mắm có giòi và bọ. Tùy vào từng vùng miền mà người ta sẽ có tên gọi khác nhau. Tên cây theo khoa học của chúng là Pouzolzia zeylanica, thuộc học Tầm ma và chúng mọc ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có cả Việt Nam.
Cây cỏ dòi mọc tập trung ở sát mặt đất, chúng được chia thành nhiều nhánh khác nhau, thân cây có lông tơ mọc xung quanh để bảo vệ. Lá cây mọc so le nhau, màu xanh lục, có gân. Lá cây thon dài và tương đối mỏng, nhỏ ở hai đầu và phình ra ở giữa. Có những lá cây trưởng thành dài đến 9cm, nhưng chiều rộng chỉ khoảng 2 – 3cm là to.
Cây cỏ dòi cũng có hoa quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào mùa hè. Hoa nhỏ và mọc ở nách của các nhánh cây. Quả của cây giống với quả trứng nhưng nhọn hơn ở hai đầu, khi bổ quả thuốc dòi bạn thấy từng múi giống như trái sầu riêng.
Như đã nói ở trên loài cây này mọc ở nhiều nơi trên thế giới chủ yếu ở những vùng đất ẩm ướt, những mảnh đất hoang. Chúng có thể mọc ở Ân Độ, Philippin, Malaysia, Nam Trung Quốc, Đông Nam Á trong đó có cả Việt Nam.
Tại Việt Nam thì có thể tìm thấy loài cây này ở khắp các vùng miền của tổ quốc nhiều nhất là ở Lạng sơn, Sa Pa, Tây Nguyên, Gia Lai. Những nơi này thì cây sinh sôi, nảy nở và phát triển tốt nhất.
Theo một vài nghiên cứu khoa học cho biết trong cây thuốc dòi có chứa thành phần Steroid và Triterpen, Flavonoid và Lignan. Trong đó hợp chất nhiều nhất là Flavonoid, đây là một chất chống oxy hóa, chống viêm, và tăng cường, bổ sung đề kháng và khả năng miễn dịch. Hợp chất này thường được thấy ở một số loại mỹ phẩm chăm sóc da, thuốc điều trị viêm, sưng,..
Cây thuốc dòi sinh trường và phát triển quanh năm đồng nghĩa cũng có thể thu hái vào bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, thời kì thu hái nhiều nhất là vào khoảng tháng 5 đến tháng 8. Vì lúc này thời tiết chủ yếu mưa nhiều giúp cây sinh trường và phát triển tốt nhất và lúc này dược tính của cây cũng cao hơn thời điểm khác. Phương pháp chủ yếu là thu hái lá và ngọn cây thuốc dòi.
Cây thuốc dòi là một loại thuốc nam được nhiều danh y và người dân sử dụng chính trong việc thanh lọc, giải độc. Hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng về ho, viêm họng, ho lao, ho đờm,… nhờ tính ngọt và mát của cây. Cây còn dùng để chữa sâu răng, viêm da cơ địa, viêm đường tiết niệu,…. Trước kia người ta còn dùng loại cây này cho vào thùng mắm để không bị lên bọ, dòi vi khuẩn gây hỏng.
Xem thêm: Cây Xương Sông là cây gì? Có đặc điểm và tác dụng ra sao với sức khỏe con người
Một số bài thuốc dùng để chữa bệnh từ cây thuốc dòi
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc khác nhau từ cây bọ dòi. Nếu bạn đang ở trong tình trạng như thế, cũng có thể ứng dụng để thấy hiệu quả từ loài cây này mang lại cho người dùng.
Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh về dạ dày, viêm loét dạ dày, hành tá tràng,… Những người mắc bệnh sẽ phải chịu những cơn đau đớn kéo dài, đảo lộn cuộc sống sinh hoạt và ăn uống của con người. Trong trường hợp bạn có thể sử dụng cây bọ dòi để cải thiện tình trạng sức khỏe bằng các cách sau:
Cách 1: Giã lá bọ dòi tươi
- Lấy khoảng 300gr lá bọ dòi tươi rửa thật sạch, có thể cắt nhỏ để khi xay dễ hơn.
- Cho lá bọ dòi vào một máy xay cùng 200ml nước và xay nhuyễn, sau đó dùng màng lọc để vắt lấy nước cốt và bã.
- Bạn uống trực tiếp nước cốt hoặc hòa một chút muối để dễ uống hơn.
Trong dân gian loài cây này chữa được nhiều bệnh khác nhau
Cách 2: Nấu nước uống
Nếu không thể uống nước lá thuốc dòi tươi thì cũng có thể lựa chọn phương pháp nấu nước uống. Cách này đơn giản và hiệu quả cao.
- Lấy một ít lá bọ dòi tươi hoặc khô đem đi rửa sạch.
- Đổ vào nồi cùng 1 lít nước sạch và đun ở lửa nhỏ.
- Nấu đến khi nào chỉ cỏn khoảng 1 bát nước thì dừng lại và uống.
- Kiên trì sử dụng đều đặn mỗi ngày, vi khuẩn Hp sẽ được tiêu diệt và cải thiện tình trạng bệnh của mình tốt hơn, giảm cơn đau và những vết thương bị loét.
Nếu không may trong cuộc sống, sinh hoạt gia đình bạn bị va đập mạnh với vật cứng khiến vùng da bị máu tụ và thâm tím. Hay những mụn nhọt mọc lên ở chân tay và cơ thể hãy sử dụng lá thuốc dòi để những vết thương này biến mất. Cách thực hiện rất đơn giản:
- Lấy một nắm lá bọ dòi rửa sạch cho vào cối giã nát.
- Bạn đắp lá đã giã vào vùng da bị mụn nhọt hay thâm tím, dùng một miếng vải băng lại khoảng 1 – 2 giờ thì tháo ra.
- Kiên trì thực hiện từ 3 – 5 ngày vết thâm tím sẽ nhanh chóng biến mất và trả lại làn da như ban đầu cho bạn.
Có rất nhiều loại cây thuốc thảo dược khác nhau có thể chữa được ho, viêm họng. Tuy nhiên người ta vẫn ưa chuộng sử dụng cây thuốc dòi để điều trị vì hiệu quả mà loại cây này mang lại thực sự tốt. Đồng thời loại cây này lại dễ kiếm cách thực hiện bài thuốc đơn giản:
- Lấy khoảng 20gr lá cây, hoa hoặc thân cây bọ dòi đã được phơi khô đem đi rửa sạch và sắc nước uống.
- Một cách nữa là giã nát lá, thân hoặc hoa của cây khi còn tươi, thả vào đó một chút muối trắng. Sau đó đổ hỗ hợp vào một chiếc ấm cùng 500ml nước đun sôi lên. Cuối cùng bạn đổ ra bát và uống mỗi ngày.
- Kiên trì thực hiện uống từ 5 – 7 ngày tình trạng ho, viêm họng sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Một vài tác động mạnh khiến mũi bị sưng đau, sử dụng cây thuốc dòi vết sưng đau sẽ biến mất sau 1 – 2 ngày hiệu quả. Cách thực hiện bài thuốc khá đơn giản.
- Dùng 15 – 25gr lá hoặc hoa thuốc dòi rửa sạch cho vào cối giã nát.
- Bạn thả vào đó một nhúm muối nhỏ.
- Sau đó dùng màng lọc và vắt lấy nước cốt.
- Mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần, bạn dùng bông tẩy trang thấm vào nước cốt rồi thoa đều lên mũi thì chỉ sau 2 – 3 ngày mũi sẽ hết bị sưng đau.
Với những ai bị viêm đường tiết niệu cấp và mãn tính, bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị cũng có thể dùng thêm cả lá bọ dòi. Việc này giúp hỗ trợ điều trị, tình trạng bệnh nhanh chóng thuyên giảm hơn. Cách thực hiện bài thuốc từ lá bọ dòi như sau:
- Lấy một 30gr lá bọ dòi tươi đem đi phơi khô một nắng rồi rửa sạch lại với nước.
- Cho vào ấm và đổ cùng 3 bát nước, đun lửa nhỏ.
- Đến khi còn một bát nước thì dừng lại đổ ra bát và uống trong ngày.
- Kiên trì sử dụng để nhận thấy hiệu quả tốt nhất.
Cây bọ dòi còn dùng để chữa bệnh lao phổi rất tốt. Nhiều người đã sử dụng bài thuốc dân gian này và nhận thấy hiệu quả rất tốt, tình trạng bệnh đơn giản hơn rất nhiều. Cách thức thực hiện cũng đơn giản như sau:
- Chuẩn bị lá, hoa và thân cây bọ dòi, rửa sạch.
- Bạn cho tất cả thành phần vào trong một chiếc chày, cho một nhúm muối tinh và giã nhuyễn.
- Cho một ít nước sạch và chày và đổ ra màng lọc vắt lấy nước cốt.
- Đun sôi phần nước đã vắt và chia thành 3 lần uống trong ngày sáng – trưa và chiều.
- Uống liên tục trong một thời gian dài từ 2 – 3 tháng để thấy hiệu quả tốt nhất.
- Lá thuốc dòi trị lao phổi rất tốt và an toàn được nhiều người sử dụng rộng rãi, không xảy ra tác dụng phụ.
Xem thêm: Cây Thiên Ma có đặc điểm và tác dụng ra sao? Cách trồng cây này thế nào?
Lưu ý khi sử dụng cây thuốc dòi
Lá cây thuốc dòi mang lại rất nhiều lợi ích khác nhau cho người bệnh. Bên cạnh đó trong quá trình sử dụng, bạn cũng nên lưu ý một số điều sau để tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
- Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trong một vài bài thuốc chữa bệnh từ cây bị dòi. Những người bị dị ứng với thành phần của cây thì không nên sử dụng.
- Tùy vào cơ địa của từng người mà hiệu quả sử dụng sẽ nhanh hay chậm, bạn nên kiên trì sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
- Không sử dụng cây thuốc dòi cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú vì có thể gây sảy thai. Ngoài ra trẻ nhỏ dưới 7 tuổi cũng không nên sử dụng.
- Lá cây thuốc dòi có thể dùng để thanh lọc, giải nhiệt tuy nhiên bạn không nên uống quá nhiều chỉ khoảng 150 – 250ml một ngày. Bởi nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây nên tình trạng cơ thể mất nước, mệt mỏi.
- Những người mắc bệnh về huyết áp, tim mạch, đường huyết khi sử dụng nên có sự chỉ định của bác sĩ.
- Khi sử dụng những bài thuốc từ cây thuốc dòi nên kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ để cơ thể khỏe mạnh.
Xem thêm: Cây Thiên Lý là cây gì? Đặc điểm thế nào? Tác dụng ra sao với sức khỏe?
Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:
Tổng kết về Cây Thuốc Dòi:
Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cây Thuốc Dòi do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Cây Thuốc Dòi là vị thuốc với nhiều tác dụng tốt với sức khỏe mọi người, bạn có thể trồng hoặc nhân giống nếu có điều kiện.
Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Cây Thuốc Dòi. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.
Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài viết Cây Thuốc Dòi, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.
Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.
Xem thêm: Cỏ Gà là cây gì? Tác dụng làm thuốc được không? Đặc điểm như thế nào?