Bệnh suy nhược thần kinh hay còn gọi là hội chứng Da Costa là tình trạng rất phổ biến, đặc biệt với nhóm người lao động trí tuệ.
Rất nguy hiểm nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể gây ra nhiều hệ lụy khác nhau như: Suy nhược cơ thể, trầm cảm, mất ngủ,…
Nguyên nhân suy nhược thần kinh do đâu, có những triệu chứng gì, suy nhược thần kinh điều trị như thế nào khi bị bệnh, cùng thuốc nam triệu hoà.vn giải đáp trong bài viết dưới đây ngay nhé.
-
Nguyên nhân bị suy nhược thần kinh là gì?
Bệnh suy nhược thần kinh là bệnh rối loạn chức năng vỏ não và các trung khu dưới vỏ do tế bào não làm việc quá sức mệt mỏi.
Chính điều này kéo theo cơ thể không được nghỉ ngơi và hồi phục bình thường ổn định. Bệnh suy nhược thần kinh được xếp vào nhóm bệnh tâm thần, thường xảy ra do các vấn đề về tâm lý, căng thẳng, stress kéo dài, mệt mất năng lượng.
Những nguyên nhân điển hình gây bệnh bao gồm: Có nhiều nguyên nhân gây suy nhược thần kinh khác nhau xuất phát từ bản thân người bệnh hoặc do môi trường tác động đến thiếu hụt Serotonin. Đó là hormone dẫn truyền thần kinh, có liên kết với tâm trạng, hoạt động tâm thần, giúp xử lý các căng thẳng mệt mỏi.
Do thiếu hụt serotonin là một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến suy nhược thần kinh ảnh hưởng đến sức khoẻ .
Do chấn thương tinh thần: tâm lý bị sang chấn với cường độ mạnh, trong thời gian dài vượt qua khả năng chịu đựng của cơ thể mà không được điều trị sớm .
Đồng thời, căng thẳng, stress trong thời gian dài, áp lực trong công việc, cuộc sống, xã hội khiến hệ thần kinh bị tổn thương, hồi phục rất khó .
Ngoài ra, các yếu tố thúc đẩy suy nhược thần kinh như :
Do hệ thần kinh yếu, không có đủ khả năng chống chọi với áp lực căng thẳng lớn.
Lao động làm việc trí óc quá nhiều.
Xung quanh môi trường sống căng thẳng, mệt mỏi…
Thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn, ô nhiễm, làm việc trong môi trường khắc nghiệt thời gian lâu.
Bên cạnh đó , các bệnh lý: Viêm loét dạ dày, viêm xoang, viêm túi mật, nghiện rượu hoặc các chất kích thích cũng tác động đến suy nhược thần kinh.
Dinh dưỡng nghèo thiết chất, mất ngủ và do tính cách hướng nội, ít xã giao, hay lo xa, buồn phiền triền miên…
2. Tổng hợp các triệu chứng khi bị suy nhược thần kinh
Hiểu rõ được các triệu chứng suy nhược sẽ giúp phát hiện và điều trị bệnh sớm, giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe và cuộc sống phục hồi nhanh.
Liên tiếp mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, tỉnh giấc nhiều lần trong đêm, ngủ quá ít, ngủ quá nhiều.
Cảm giác bị rối loạn: người bệnh rất nhạy cảm và thường xuất hiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, tê mỏi, buồn bã, chán nản. Những triệu chứng này có thể thay đổi tùy thuộc vào trạng thái mỗi người bệnh là khác nhau.
Nỗi lo âu quá mức: Người bệnh thường cảm thấy lo lắng quá mức dẫn đến suy nghĩ tiêu cực, bế tắc, không thể giải quyết các vấn đề hướng đi tốt .
Bị tăng nhịp tim: Người bệnh cảm thấy họng như bị nghẹn lại, cảm giác co thắt ở ngực,đặc biệt vào lúc căng thẳng nhịp tim nhanh.
Tâm trạng thường không ổn định, dễ nổi nóng, dễ khóc, dễ xúc động tức giận…
Thích tự cô lập bản thân: tự xa lánh những người xung quanh, thích ở một mình.
Đồng thời các triệu chứng đi kèm khác: Đau mỏi cổ, đau thắt lưng, các cơ bị đau nhức, nóng lạnh thất thường, run chân tay, cảm giác khó chịu ở ngoài da,…
3. Bệnh suy nhược thần kinh có tự khỏi không?
Dựa theo các chuyên gia tâm lý và thần kinh, người bị bệnh này nếu không được điều trị sớm và đúng cách việc tự khỏi được là rất khó.
Trường hợp đối với người bệnh ở mức độ nhẹ có thể được cải thiện một phần nhờ thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế các yếu tố gây căng thẳng, stress lối sống điều độ.
Nhưng không phải ai cũng có thể nhận biết và vượt qua bệnh từ giai đoạn sớm mới chớm bị.
Trường hợp bị suy nhược thần kinh nặng, người bệnh cần được can thiệp tích cực bằng các phương pháp điều trị khác nhau kết hợp thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt mới có thể cải thiện những triệu chứng bệnh nhanh chóng .
4. Phương pháp điều trị suy nhược thần kinh
Ngày nay, suy nhược thần kinh được điều trị bằng liệu pháp tâm lý và dùng thuốc điều trị kết hợp.
Phụ thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp hiệu quả.
Phương pháp pháp tâm lý
Bệnh nhân sẽ trao đổi, chia sẻ với bác sĩ để gỡ bỏ các vướng mắc tâm lý, tìm ra nguyên nhân gây bệnh suy nhược thần kinh.
Đồng thời, bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập, chế độ ăn uống, sinh hoạt để giải quyết những căng thẳng, ổn định tâm lý cho người bệnh bị suy nhược thần kinh.
Phương pháp diều trị suy nhược thần kinh bằng thuốc
Nên thuốc tác động lên quá trình hưng phấn hệ thần kinh: Arcalion/ Asthenal sau khi ăn sáng , chú ý không uống vào buổi tối hay buổi trưa.
Nên sử dụng thuốc tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng: Ginkgo Biloba,Piracetam,…
Nên sử dụng thuốc an thần: Buspirone, Captodiame, Benzodiazepine …
Nên sử dụng thuốc giảm đau: Paracetamol và Vitamin B1, B6 tăng khả năng hoạt hóa của các synap thần kinh sớm.
5. Bí quyết điều trị suy nhược thần kinh mất ngủ?
Do giấc ngủ có chức năng phục hồi các cơ quan trong cơ thể, giúp não bộ được nghỉ ngơi, loại trừ mệt mỏi căng thẳng…
Bị mất ngủ là một trong những triệu chứng đầu tiên và dễ nhất biết nhất của bệnh suy nhược thần kinh thường gặp.
Đa số người suy nhược thần kinh đều không ngủ được và kèm theo các triệu chứng căng thẳng lo âu.. .
Nếu mất ngủ lâu ngày do suy nhược thần kinh có thể dẫn đến các bệnh lý tâm thần nghiêm trọng nguy hiểm. Bệnh nhân thường sẽ được kê thuốc điều trị và hướng dẫn thực hiện liệu pháp hành vi nhận thức để cải thiện giấc ngủ nhanh.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể xây dựng thói quen ngủ theo một số lưu ý như :
Duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định, không ngủ trưa, nếu ngủ thì chỉ khoảng 15 phút.
Tránh sử dụng máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử khác ảnh hưởng đến giấc ngủ .
Không nên sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê và không hút thuốc lá khiến mất ngủ
Nên ăn nhẹ hoặc uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ rất tốt.
Không gian phòng ngủ yên tĩnh, nhiệt độ vừa phải, nếu phòng ngủ quá ồn có thể dùng nút tai để giảm tiếng động.
Nên đọc sách, nghe nhạc nhẹ trước khi đi ngủ và chú ý không ngủ nướng vào cuối tuần.
6. Bị suy nhược thần kinh trầm cảm nên làm gì?
Do não bộ của bệnh nhân thường bị mất cân bằng, thiếu hụt serotonin nên thường có cảm giác căng thẳng khi tiếp xúc với mọi người.
Do đó, họ có xu hướng tránh né nơi đông người, tự cô lập dần dẫn tới tình trạng trầm cảm lo âu.
Bị trầm cảm không chỉ gây khó khăn trong cuộc sống, công việc của người bệnh mà còn là nguy cơ gây ra nhiều vấn đề thần kinh khác rất nguy hiểm.
Bởi vậy, cần điều trị suy nhược thần kinh ngay từ sớm, các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc chống trầm cảm, an thần để giảm triệu chứng phát huy hiệu quả.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể thực hiện một số điều như:
Nên tăng cường vận động: bơi lội, đi bộ, chạy bộ, nhảy dây, thiền, yoga,… giúp não tăng tiết endorphins chống trầm cảm nhanh.
Nên giao tiếp với nhiều người bằng cách tham gia các hoạt động xã hội.
Nên ngủ đủ giấc giúp tinh thần tỉnh táo, bớt căng thẳng giảm mệt.
Nên tắm nước ấm giúp lưu thông máu, cải thiện tinh thần tốt.
Sinh hoạt khoa học ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
Tránh đồ uống có cồn, cà phê, hay các chất kích thích gây nghiện.
Nên bấm huyệt chữa mất ngủ giải pháp tìm lại giấc ngủ sâu giấc.
Bệnh suy nhược thần kinh tuy không trực tiếp gây hại đến tính mạng, nhưng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần bệnh nhân. Cần nhận biết suy nhược thần kinh điều trị đúng cách và can thiệp sớm sẽ giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại cân bằng trong cuộc sống trở nên hạnh phúc.